Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Giải mã những điều bí ẩn của hoa hồng

Trong tự nhiên, 150 loài hoa hồng hoang dã đã tồn tại từ Alaska đến Mexico, từ Bắc Phi đến Trung Quốc. Hóa thạch hoa hồng cổ đại cho thấy, loài thực vật này bắt đầu tồn tại cách đây chừng 70 triệu năm.

Giải mã những điều bí ẩn của hoa hồng

Trong tự nhiên, 150 loài hoa hồng hoang dã đã tồn tại từ Alaska đến Mexico, từ Bắc Phi đến Trung Quốc. Hóa thạch hoa hồng cổ đại cho thấy, loài thực vật này bắt đầu tồn tại cách đây chừng 70 triệu năm.

Thần thoại Hy Lạp tin rằng, Chloris, nữ thần của các loài hoa, là người tạo ra hoa hồng. Bà tranh thủ sự giúp đỡ của Aphrodite, nữ thần tình yêu để tạo ra vẻ đẹp và sự quyến rũ của bông hoa. Dionysus, vị thần rượu vang cũng được Chloris nhờ cậy sự giúp đỡ để cho bông hoa mùi hương ngọt ngào. Cuối cùng, Apollo, thần mặt trời cùng ngập tràn ánh nắng chiếu xuống giúp hoa hồng trở thành bông hoa nở đầu tiên vào mỗi buổi sáng.

Những người đầu tiên trồng hoa hồng là các hoàng đế Trung Quốc cách đây khoảng 5.000 năm. Trong một thành phố cổ nằm ở khu vực Lưỡng Hà (ngày nay thuộc lãnh thổ Iraq), những tài liệu bằng đất sét 3.000 năm tuổi cho thấy hoa hồng từng được trồng trong khu vườn của thành phố. Trong khi đó, Khổng Tử của Trung Quốc (551-479 trước Công Nguyên) và nhà sử gia Cleopatra (69-30 trước Công nguyên) là người yêu thích vẻ đẹp và mùi hương ngọt ngào của hoa hồng.
Trong khi đó, người La Mã từng tin rằng, hoa hồng là nguồn thuốc hữu ích sẵn có trong tự nhiên. Tuy nhiên, không lâu sau đó, vẻ đẹp của hoa hồng biến nó trở thành loài hoa không thể thiếu trong các lễ hội. Hoàng đế La Mã thường yêu cầu rắc đầy cánh hoa hồng trong phòng tắm cũng như trên thảm đỏ trong những dịp lễ. Nước hoa hương hoa hồng là chuẩn mực của sang trọng và thuộc đặc quyền sử dụng của tầng lớp hoàng gia, quý tộc. Tuy nhiên, sự sùng tín với loài hoa này khiến người dân nghèo lao đao bởi họ buộc phải trồng hoa hồng thay cho những cây lương thực.
Hoa hồng còn được dùng để làm biểu tượng cho các dòng họ quyền quý của Hoàng gia Anh. Chính vì lẽ đó, cuộc chiến giữa hai dòng họ nổi tiếng hàng đầu nước Anh, kéo theo cuộc nội chiến 30 năm được gọi tên Cuộc chiến hoa hồng, giữa nhà York với biểu tượng hoa hồng trắng và nhà Lancaster với biểu tượng hoa hồng đỏ. Cuộc chiến chỉ kết thúc khi hôn sự giữa thành viên hai nhà được thiết lập, giúp nước Anh thoát khỏi nội chiến.
Vào thế kỷ 17, hoa hồng trở nên phổ dụng và quý giá ở khắp châu Âu, cùng với nước hoa hồng, được sử dụng để làm vật quy đổi ngang giá. Hoa hồng cũng được sử dụng nhằm trao đổi hàng hóa trên khắp châu Âu trong khi người dân sử dụng hoa hồng để nộp thuế. Vợ của Hoàng đế Napoleon Bonaparte cũng tạo ra một cánh đồng hoa hồng khổng lồ ven thành phố Paris. Tuy nhiên, hoa hồng vào thời điểm này chỉ có màu trắng hoặc màu hồng, trước khi hoa hồng màu đỏ từ Trung Quốc du nhập ở thế kỷ 19.
Sau Thế chiến thứ 2, hoa hồng chỉ được sử dụng để giải trí thay vì làm thức ăn. Các giống hoa hồng leo, hoa hồng bụi hay hoa hồng trang trí cũng được phổ dụng ở khắp nơi.
Năm 1986, hoa hồng được tuyên bố là Quốc hoa của nước Mỹ. Đây cũng là quốc hoa của Bulgaria, Cyprus, Cộng hòa Séc, Ecuador, Iran, Iraq, Luxembourg, Maldives, Romania, Slovakia và Anh. Hiện nay, có khoảng hơn 30.000 giống hoa hồng được tạo ra để giúp con người thể hiện tình yêu.

Trịnh Duy

Theo Infonet

Trịnh Duy

Theo Infonet

Bạn có thể quan tâm