Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Giải mã 'ngôi vương' nhắn tin miễn phí của Zalo

Một ứng dụng nhắn tin miễn phí thuần Việt chứ không phải của nước ngoài đang đứng vị trí số 1 về lượng người dùng và đang phát triển với tốc độ chóng mặt. Vì sao?

Giải mã 'ngôi vương' nhắn tin miễn phí của Zalo

Một ứng dụng nhắn tin miễn phí thuần Việt chứ không phải của nước ngoài đang đứng vị trí số 1 về lượng người dùng và đang phát triển với tốc độ chóng mặt. Vì sao?

Trước khi Zalo - ứng dụng nhắn tin miễn phí do VNG phát triển - vọt lên vị trí số 1 về lượng người dùng vào cuối tháng 1/2013, không có nhiều người tin một sản phẩm Việt Nam lại có thể vượt mặt các tên tuổi sừng sỏ của nước ngoài như Wechat, Line, Kakao Talk, Viber... Thế nhưng, dù ra đời muộn hơn và có bước khởi đầu không thuận lợi, Zalo đã vọt lên vị trí số 1 trên bảng xếp hạng của App Store tại Việt Nam dành cho các ứng dụng mạng xã hội vào đầu năm 2013, vượt qua Wechat - đối thủ đang mạnh nhất vào thời điểm đó.

 

Zalo là ứng dụng đang đứng số 1 trên bảng xếp hạng của App Store Việt Nam, nơi tập trung đánh giá của những khách hàng cao cấp.

Trước đó, vào giữa tháng 2/2013, chuyên trang công nghệ Techniasia đã chọn ứng dụng nhắn tin miễn phí số 1 Việt Nam vào danh sách những ứng dụng trên di động sáng tạo nhất châu Á. Vậy điều gì đã dẫn đến thành công của Zalo?

Thứ nhất, so với tất cả các ứng dụng nước ngoài khác, Zalo là sản phẩm mang đậm hồn Việt, điều mà rất nhiều người Việt Nam mong chờ ở một thị trường trước đó do công ty nước ngoài chiếm ưu thế, mà điển hình là Wechat.

Thứ hai, nếu như các ứng dụng của nước ngoài chỉ chạy tốt trên smartphone với mạng 3G hoặc Wi-Fi thì Zalo còn hoạt động tốt trên cả các dòng điện thoại chạy Symbian và Nokia với mạng 2G hoặc 2,5G. Điều này giúp đối tượng sử dụng Zalo rộng hơn nhiều so với các ứng dụng nước ngoài.

Thứ ba là tốc độ. Nếu chat với Zalo, người dùng sẽ có cảm giác vượt trội về việc gửi và nhận tin nhắn (cả với tin nhắn thoại). Có được điều này là bởi sản phẩm đã được công ty VNG thiết kế phù hợp nhất với đặc thù hạ tầng mạng di động tại Việt Nam, với máy chủ ở trong nước. Trong khi đó, các công ty nước ngoài thì không có được điều này.

Thứ tư, trong khi sản phẩm trong nước luôn nhận phản hồi của người dùng để cải tiến cập nhật liên tục với nhu cầu của người Việt Nam thì ứng dụng nước ngoài không có được điều này.

Minh chứng rõ ràng là sau mỗi lần cập nhật phiên bản mới, lượng người dùng của Zalo lại tăng vọt. Cập nhật đầu năm 2013, Zalo có được cú nhảy vọt trên bảng xếp hạng của App Store, vượt qua Wechat để giữ vị trí số 1 và cuối tháng đã đạt con số 500.000 người dùng. Với phiên bản cập nhật cho dịp Tết đầu tháng 2, Zalo đang nhảy vọt về số lượng người dùng.

Thứ năm, việc người dùng giới thiệu cho nhau khi phát hiện ra một ứng dụng Việt Nam với những tính năng phù hợp hơn hẳn so với sản phẩm nước ngoài, trong bối cảnh tinh thần dân tộc lên rất cao trước sự kiện bản đồ “Đường lưỡi bò” của Trung Quốc, khiến tốc độ lan truyền của Zalo được nhân lên nhiều lần.

Tuy nhiên, vị trí dẫn đầu của Zalo có bền vững hay không vẫn là dấu hỏi. Để đạt được vị trí số 1 ổn định tại Việt Nam, một ứng dụng nhắn tin miễn phí trên di động cần cán mốc 2 triệu người dùng - mức độ khiến cho ứng dụng này có thể tự phát tán như Facebook.

Vào thời điểm hiện tại, các ứng dụng tương tự của nước ngoài, kể cả Wechat, cũng đang tìm cách tính mưu để lật ngược thế cờ mà Zalo đang chiếm ưu thế. Người dùng Việt Nam sẽ ủng hộ ai? Thời gian sẽ cho câu trả lời.

Theo Vietnam+

Theo Vietnam+

Bạn có thể quan tâm