Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Giấc mộng tàn của Lý Xuân Hải

Môt thời là CEO thành công và nổi tiếng nhất ngành nhân hàng, giữ cương vị Tổng giám đốc lâu năm, Lý Xuân Hải đã từng có nhiều ước mơ cho cả ABC và riêng mình.

Nhưng tất cả đã là giấc mộng tàn, con đường từ huy hoàng tới trước vành móng ngựa dường như quá ngắn mà vị CEO tài năng một thời không thể lường tới.

Huy hoàng vụt tắt

Xuất hiện sau gần hai năm trong tù, đứng trước vành móng ngực, Lý Xuân Hải không còn vẻ hào hoa, phong độ ngày nào, trông tiều tụy, suy sụp, gầy đi rất nhiều. Điều còn lại dễ nhận ra ở vị CEO từng là "lãnh đạo ngân hàng xuất sắc nhất Việt Nam" năm 2007 và 2010 là mái tóc rẽ ngôi giữa, chiếc kính trên gương mặt vốn điển trai, tươi sáng nay tái nhợt, ưu sầu.

Không chỉ biết đến với quyền lực ở ngân hàng ACB, Lý Xuân Hải còn là doanh nhân có triết lý sống mạnh mẽ và rõ ràng. Giới kinh doanh còn nể phục ông Hải không chỉ bởi trình độ học vấn cao với bằng Thạc sĩ kinh tế đại học Paris Dauphine, Tiến sĩ toán - lý - đại học Tổng hợp Quốc gia Belarus, mà còn ở năng lực thực tế. Thêm nữa, ông Hải được coi là người rất nhạy bén, quyết đoán, một diễn giả giỏi.

Không còn những nét phong độ, hào hoa của Ceo nổi tiếng một thời.
Không còn những nét phong độ, hào hoa của Ceo nổi tiếng một thời.

Làm Tổng giám đốc từ 2005, ông Hải đã dẫn dắt ACB đạt nhiều thành công, lớn mạnh trở thành một trong những ngân hàng cổ phần hàng đầu tại Việt Nam. Ông là một trong những trụ cột ở ACB cùng với Nguyễn Đức Kiên, Trần Xuân Giá, Lê Vũ Kỳ, Trịnh Kim Quang, Phạm Trung Cang, Huỳnh Quang Tuấn. Nhưng, không ngờ chính sự thành công vượt qua khó khăn chung của hệ thống đã khiến ACB rơi vào trạng thái dư thừa tiền, và đây có lẽ là áp lực dẫn tới bước ngoặt đen tối trong cuộc đời của ông Hải.

Những doanh nhân Việt nổi tiếng vướng vòng lao lý

Trước ông chủ tập đoàn Bảo Long, không ít doanh nhân nổi tiếng cũng vướng vòng lao lý. Họ bị bắt giam vì những hậu quả do mình gây ra.

Theo cáo trạng, tháng 3/2010, thường trực Hội đồng Quản trị ngân hàng ACB triệu tập cuộc họp bàn cách sử dụng nguồn vốn chưa đầu tư. Giải pháp được ông Trần Mộng Hùng - Chủ tịch Hội đồng sáng lập ACB đưa ra là giảm lãi suất huy động để giảm áp lực lỗ, trong bối cảnh ACB nhận nhiều tiền tiết kiệm nhưng lại bí đầu ra.

Khi đó, rất nhiều các ngân hàng đang đối mặt tình trạng thanh khoản thấp, và dưới áp lực của ông Nguyễn Đức Kiên (bầu Kiên) - Phó chủ tịch Hội đồng sáng lập, ông Hải phải chấp nhận phương án “không được làm giảm tổng tài sản của ACB”. Điều này đồng nghĩa với việc không được giảm lượng tiền huy động. Theo đó, ông Hải đề xuất phương án ủy thác cho nhân viên mang tiền của ACB đi gửi vào nhân hàng khác để nhận lãi suất tiền gửi và hưởng thêm hoa hồng, khuyến mại. Sau đó, ông Hải được giao nhiệm vụ kiểm soát hạn mức tiền gửi tại các tổ chức tín dụng lớn với tổng số gần 38.000 tỷ đồng và hơn 71 triệu USD ủy thác gửi tiền vào 29 tổ chức tín dụng (từ 3/2010-9/2011). Vì thế, ông Hải bị truy tố với tội danh “cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu nghiêm trọng”.

Không quản trị nổi bản thân?

Là một doanh nhân nổi tiếng nên ông Hải và triết lý sống của mình được biết đến rộng rãi. Quan điểm của ông trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ rất rõ ràng, giống như nhiều nhà đầu tư chứng khoán lớn khác, đó là biết sợ và tham lam một cách hợp lý. Điều này giúp nhiều nhà đầu tư chế ngự được lòng tham và sự sợ hãi, giúp cho doanh nghiệp vững bước đi lên. Thực tế, ông Hải đã nhiều lần làm được điều này. Dưới “triều đại” của ông, ACB đã phát triển mạnh về quy mô và gia tăng về chất lượng, vững vàng ở vị trí dần đầu các ngân hàng cổ phần.

Thời kỳ đó, giới CEO ngân hàng không mấy ai có được nếm vị ngọt thành công như ông Hải. Tuy nhiên, bài học kinh nghiệm ông Hải tự răn mình đã nhanh chóng bị lãng quên khi cả ông và ACB trên đỉnh cao. Dường như “sự sợ hãi và tham lam” thường được lý giải như một vận đen khó tránh, đã đẩy vị CEO tài ba vào một ngã rẽ đen tối.

Điều gì khiến Lý Xuân Hải quên đi triết lý của mình.
Điều gì khiến Lý Xuân Hải quên đi triết lý của mình.

Câu chuyện của ông Hải cho thấy một thực tế, người biết bơi vẫn có thể chết đuối, người hiểu biết pháp luật vẫn có thể phạm luật, và những người có nguyên tắc sống đúng nhưng cũng có lúc mắc sai lầm. Việc quản trị mình cũng như quản trị doanh nghiệp, quản trị một hệ thống nếu không sát sao và tự kiểm điểm mình thì có thể sẽ nhanh chóng mắc sai lầm.

Thực tế, trong “vụ bầu Kiên”, điều khiến giới đầu tư day dứt là tại sao cả một dàn lãnh đạo toàn những người có trình độ và năng lực cao như vậy lại cùng nhau “lạc đường”, gây tổn thất cho ngân hàng và cho chính họ? Câu trả lời phần nào đã có trong cáo trạng và những lời khai của ông Trần Xuân Giá, ông Lý Xuân Hải, là do ảnh hưởng từ cổ đông lớn Nguyễn Đức Kiên. Nhưng cũng có thắc mắc, cùng là cổ đông lớn, là những người lèo lái doanh nghiệp, tại sao nhiều người bị át vía bởi bầu Kiên đến vậy? Ông Lý Xuân Hải rơi vào thế yếu bởi nắm giữ vị trí CEO nhưng vẫn chỉ là người làm thuê, là một phần của “cỗ máy” ACB, nhưng còn nhiều cổ đông và thành viên Hội đồng Quản trị khác thì sao?

Thực tế cho thấy, cầm lái một cỗ máy chắc chắn sẽ thuận lợi cho tài xế. Tuy nhiên, xe tốt khó tránh khỏi chuyện đi nhanh, và nếu có biến cố xảy ra thì thảm họa vô cùng lớn. Mọi quyết định đều có rủi ro. Vấn đề quan trọng có lẽ là sự lựa chọn của mỗi người. Ông Lý Xuân Hải có nhiều lựa chọn đúng và thực hành quản trị doanh nghiệp tốt, nhưng đối với chính mình ông đã phạm sai lầm quản trị bản thân không thể sửa chữa.

Ông Trần Xuân Giá và phiên tòa lịch sử

Cho dù rất tin tưởng vào sự công minh của tòa án, ông Trần Xuân Giá vẫn sẵn sàng cho mọi kịch bản.

 

 

http://vietnamnet.vn/vn/kinh-te/170885/giac-mong-tan-cua-ly-xuan-hai.html

Theo VietNamNet

Bạn có thể quan tâm