Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Giá xăng dầu kỳ tới có thể giảm tiếp

Giá xăng dầu trong nước ngày 1/8 dự kiến tiếp tục giảm theo xu hướng của giá dầu thô thế giới. Song, doanh nghiệp cho rằng mức giảm sẽ không mạnh như 2 kỳ điều hành trước.

Dữ liệu từ Bộ Công Thương chưa cập nhật giá xăng, dầu thành phẩm trên thị trường Singapore sau kỳ điều chỉnh ngày 21/7. Tuy nhiên, trao đổi với Zing, theo các doanh nghiệp đầu mối, kinh doanh xăng dầu cho biết sau kỳ điều chỉnh ngày 21/7, giá các mặt hàng này tiếp tục có xu hướng giảm.

Lãnh đạo một doanh nghiệp đầu mối phía Nam cho biết đến ngày 25/7 giá xăng dầu thành phẩm tại thị trường Singapore ở mức 108,2 USD/thùng với xăng RON 95; 105,5 USD/thùng với xăng RON 92 (dùng để pha chế xăng E5 RON 92) và 123,8 USD/thùng với dầu diesel.

Trong khi đó, bình quân giá thành phẩm xăng dầu thế giới kỳ điều hành trước là 112 USD/thùng xăng RON 92; 116,2 USD/thùng xăng RON 95 và 135,5 USD/thùng dầu diesel.

Do đó, dự kiến giá xăng dầu trong nước tiếp tục giảm. Dựa theo số liệu ngày 25/7, giá xăng có thể giảm tương ứng khoảng 500-650 đồng/lít, dầu giảm quanh mức 800 đồng/lít. Ngoài ra, theo vị này, mức giảm còn phải dựa vào diễn biến giá dầu thành phẩm trên thị trường Singapore trong 6 ngày tới và mức trích lập quỹ bình ổn.

Tương tự, lãnh đạo một doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu phía Bắc cũng cho rằng giá xăng dầu trong nước ngày 1/8 tới sẽ tiếp tục đà giảm, tuy nhiên mức giảm sẽ không mạnh như 2 kỳ điều hành trước.

"Nếu giá dầu thô giữ nguyên mức như hiện nay, giá xăng kỳ tới có thể giảm tiếp khoảng 700-1.200 đồng/lít. Song, giá dầu thô đang diễn biến khó lường, như hôm nay đã quay đầu tăng nhẹ khoảng 2% so với ngày hôm qua nên giá trong nước vẫn khó dự báo", vị này nói với Zing.

DIỄN BIẾN GIÁ XĂNG TỪ ĐẦU NĂM ĐẾN NAY

Nhãn 11/1 21/1 11/2 21/2 1/3 11/3 21/3 1/4 12/4 21/4 4/5 11/5 23/5 1/6 13/6 21/6 1/7 11/7 21/7
E5 RON 92 đồng/lít 23159 23595 24571 25530 26070 28985 28300 27300 26470 27130 27460 28950 29630 30230 31110 31300 30890 27780 25070
RON 95
23876 24360 25322 26280 26834 29820 29192 28150 27131 27990 28430 29980 30650 31570 32370 32870 32760 29670 26070

Theo dữ liệu từ Trading Economics, trong vòng 24h qua, giá dầu thô giằng co liên tục, có thời điểm giá dầu WTI về ngưỡng 95,1 USD/thùng, sau đó lại tăng lên ngưỡng 98,3 USD/thùng. Tương tự, giá dầu Brent hiện cũng giao dịch quanh mức 106,7 USD/thùng sau khi giảm xuống 103 USD/thùng.

Hiện, trong cơ cấu giá bán lẻ hiện nay, xăng, dầu đang phải chịu 4 loại thuế, gồm thuế nhập khẩu, tiêu thụ đặc biệt, bảo vệ môi trường và giá trị gia tăng. Thuế bảo vệ môi trường sau 2 lần giảm từ 1/4 và 11/7 đã về mức sàn trong khung thuế suất, tổng cộng mức giảm thuế này là 3.000 đồng/lít với xăng và 1.500-1.700 đồng/lít với dầu.

Ngày 25/7, Phó thủ tướng Lê Minh Khái đã có công văn giao Bộ Tài chính khẩn trương nghiên cứu, đề xuất giảm các loại thuế, phí liên quan đến xăng dầu và báo cáo Thủ tướng ngay trong tháng 7.

Trước đó, Bộ Tài chính cũng đã trình Chính phủ giảm thuế suất nhập khẩu ưu đãi (MFN) với xăng không chì về 10% thay vì mức đề xuất điều chỉnh thuế nhập khẩu MFN này từ 20% về 12% như trước đó.

Từ 15h ngày 21/7, giá xăng E5 RON 92 trong nước giảm 2.710 đồng/lít còn 25.070 đồng/lít, xăng RON 95 giảm 3.600 đồng/lít còn 26.070 đồng/lít. Đây là lần giảm mạnh nhất của giá xăng từ đầu năm.

Tính đến nay, giá mặt hàng này đã trải qua 19 lần điều chỉnh giá, trong đó có 13 lần tăng và 6 lần giảm. Hiện, giá xăng E5 RON 92 và RON 95 trong nước đã xuống quanh mức 25.000-26.000 đồng/lít, tương đương mức giá vào tháng 2. Tuy nhiên, so với đầu năm, xăng RON 95 vẫn đắt hơn 2.200 đồng/lít; E5 RON 92 cao hơn 1.900 đồng/lít; dầu diesel chênh lệch gần 6.600 đồng/lít...

Bộ Công Thương dự tính giá xăng có thể về 24.000 đồng/lít

Bộ Công Thương dự báo giá thành phẩm thế giới vẫn cao nên giá xăng 2 tháng tới có thể quanh 31.000 đồng/lít và sang quý IV có thể giảm về 24.000 đồng/lít.

Mất hơn 400 triệu đồng phí vận chuyển để xuất một container sang Mỹ

Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam, từ năm 2020 đến nay, giá cước vận chuyển ở các chặng đã tăng 4-5 lần vì ảnh hưởng của dịch Covid-19 và giá xăng tăng kỷ lục.

Thanh Thương

Bạn có thể quan tâm