Theo Reuters, giá vàng thế giới giao ngay đã tăng vọt lên mức kỷ lục mới, với mốc 3.000 USD/ounce dần hiện rõ. Đà tăng giá của vàng được thúc đẩy bởi chính sách nới lỏng tiền tệ của các ngân hàng trung ương lớn và cuộc đua bầu cử tổng thống Mỹ đang đến gần.
Giá vàng giao ngay đóng cửa phiên cuối tuần ở mức cao kỷ lục là 2.578 USD/ounce, tăng 22 USD so với mức thấp nhất đêm qua là 2.556 USD/ounce.
Giá kim quý hiện vẫn đang trên đà chinh phục mức tăng hàng năm lớn nhất kể từ năm 2020, với mức tăng hơn 24% so với đầu năm nay do nhu cầu trú ẩn an toàn, bất ổn địa chính trị - kinh tế và hoạt động mua mạnh mẽ của các ngân hàng trung ương.
Aakash Doshi, Giám đốc bộ phận hàng hóa khu vực bắc Mỹ của Citi Research cho biết giá vàng thế giới có thể đạt mốc 3.000 USD/ounce vào giữa năm 2025 và 2.600 USD/ounce ngay cuối năm nay nhờ việc cắt giảm lãi suất của Mỹ, nhu cầu mạnh mẽ từ các quỹ giao dịch trên sàn (ETF) và nhu cầu giao dịch vàng vật chất không qua sàn.
Tuần trước, Hội đồng Vàng thế giới (WGC) cho biết các quỹ ETF toàn cầu đã chứng kiến dòng vốn tiếp tục tăng trong tháng 8, đánh dấu tháng thứ 4 liên tiếp tăng trưởng dương.
Khi cuộc họp tiếp theo của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) diễn ra vào ngày 18/9, thị trường đang bị thu hút bởi khả năng cơ quan này sẽ cắt giảm lãi suất lần đầu tiên kể từ năm 2020. Lãi suất thấp có xu hướng hỗ trợ vàng.
Hiện công cụ đo lường FedWatch của CME cho thấy các nhà đầu tư đang định giá 55% khả năng lãi suất tại Mỹ sẽ giảm 0,25% và 45% khả năng lãi suất sẽ giảm 0,5%.
Peter A. Grant, Phó chủ tịch kiêm chiến lược gia kim loại cấp cao tại Zaner Metals cho biết nếu dữ liệu kinh tế Mỹ sắp tới chỉ ra rủi ro tăng trưởng và thị trường lao động yếu kém, điều này sẽ làm tăng khả năng cắt giảm lãi suất 0,5 điểm % vào tháng 11 hoặc tháng 12, tạo động lực cho vàng và đẩy nhanh thời điểm kim loại quý đạt được mức 3.000 USD/ounce.
Các ngân hàng đầu tư và nhà phân tích ngày càng lạc quan về vàng, trong đó ngân hàng Goldman Sachs của Phố Wall cho thấy sự tin tưởng cao nhất vào khả năng tăng giá trong ngắn hạn của vàng, vốn vẫn là biện pháp phòng ngừa rủi ro địa chính trị và tài chính được ngân hàng này ưa chuộng.
Tuần này, Công ty Macquarie của Australia đã nâng dự báo giá vàng đạt đỉnh trong quý đầu tiên của năm sau là 2.600 USD/ounce và không loại trừ khả năng tăng đột biến lên 3.000 USD/ounce.
Với thị trường trong nước, phiên giao dịch sáng nay ghi nhận diễn biến đi ngang về giá của cả hai mặt hàng vàng miếng SJC và vàng nhẫn.
Hiện giá vàng miếng SJC vẫn đang được mua vào ở mức 78,5 triệu đồng/lượng và bán ra ở 80,5 triệu đồng, đi ngang 9 phiên liên tiếp.
Trong khi đó, vàng nhẫn vẫn đang neo ở mức cao với giá bán ra được các doanh nghiệp neo ở mức 79,1 triệu/lượng. Ở chiều mua vào, vùng giao dịch đối với vàng nhẫn đang chạy quanh mức 77,8-78,1 triệu đồng/lượng.
Tri Thức - Znews giới thiệu độc giả Tủ sách kiến thức kinh tế với đa dạng cuốn sách, câu chuyện trong lĩnh vực kinh doanh, kinh tế. Là nguồn tư liệu cho những người quan tâm và muốn nâng cao kiến thức trong lĩnh vực kinh tế. Những cuốn sách, câu chuyện trong Tủ sách không chỉ đơn thuần là những tác phẩm của tri thức mà còn chứa đựng bí quyết, kinh nghiệm quý báu từ các tác giả, nhà quản lý có uy tín và kinh nghiệm lâu năm trong ngành.
Đọc sách không chỉ giúp người đọc tiếp cận những kiến thức mới mà còn giúp mở rộng tầm nhìn và phát triển bản thân. Tủ sách kiến thức kinh tế mong muốn lan tỏa tri thức trong lĩnh vực kinh doanh, đồng thời phát triển văn hóa đọc cho người Việt.
Giá vàng nhẫn lập đỉnh lịch sử
Giá vàng thế giới tăng vọt lên mức kỷ lục mới, kéo giá vàng nhẫn 9999 trong nước lập đỉnh lịch sử.
Giá vàng thế giới lên đỉnh mọi thời đại
Mỗi ounce vàng có thời điểm tăng hơn 1,6% trong phiên 12/9, vượt mốc 2.550 USD/ounce để xác lập kỷ lục mới trong lịch sử giao dịch.
Sáng nay, giá vàng thế giới quay đầu giảm nhẹ. Trong nước, vàng miếng SJC vẫn "bất động", riêng giá vàng nhẫn 9999 cũng suy yếu theo thế giới.