Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Giá trị xuất khẩu rau quả 6 tháng gần bằng cả năm ngoái

Chỉ trong gần 6 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu rau quả đạt tới 2,4 tỷ USD. Trong khi cả năm 2022, kim ngạch xuất khẩu rau quả cả nước mới đạt hơn 3,3 tỷ USD.

Sầu riêng là mặt hàng tăng trưởng rất mạnh sau khi được Trung Quốc mở cửa nhập khẩu chính ngạch. Ảnh: Phạm Ngôn.

Thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan cho thấy kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đã vượt 316 tỷ USD sau nửa đầu năm. Cụ thể, về xuất khẩu hàng hóa, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 6 ước đạt 29,3 tỷ USD, tăng 4,5% so với tháng trước.

Đây là tháng thứ hai liên tiếp kim ngạch xuất khẩu tăng và gần cao nhất từ đầu năm đến nay (đứng sau tháng 3 với kim ngạch 29,5 tỷ USD). Tuy nhiên, so với mức nền cao của năm ngoái, con số này đã giảm 11,4%.

Rau quả là một trong những mặt hàng có sự tăng trưởng mạnh, đóng góp vào thành công chung của xuất khẩu thời gian qua. Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, nửa đầu tháng 6, kim ngạch xuất khẩu rau quả đã đạt 361 triệu USD, tăng tới 206,7% so với cùng kỳ năm ngoái.

Đáng chú ý, kim ngạch xuất khẩu rau quả trong nửa đầu tháng 6 còn vượt thủy sản để trở thành nhóm hàng lớn nhất của lĩnh vực nông thủy sản. Tính lũy kế từ đầu năm đến 15/6, kim ngạch xuất khẩu rau quả đã đạt 2,4 tỷ USD, tăng 55,4% so với cùng kỳ năm ngoái, tương đương kim ngạch tăng thêm 851 triệu USD.

KIM NGẠCH XUẤT KHẨU RAU QUẢ QUA CÁC NĂM
Số liệu: Tổng cục Hải quan
Nhãn 2018 2019 2020 2021 2022 Từ đầu năm đến 15/6/2023
Kim ngạch xuất khẩu rau quả tỷ USD 3.5 3.7 3.2 3.5 3.3 2.4

Hiện nay, rau quả là nhóm hàng xuất khẩu lớn nhất trong lĩnh vực nông sản. Đặc biệt, sầu riêng là mặt hàng ghi nhận tăng trưởng rất mạnh thời gian qua sau khi được Trung Quốc mở cửa nhập khẩu chính ngạch.

Số liệu từ Tổng cục Hải quan cho thấy trong 5 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam đã đạt 503,4 triệu USD, gấp hơn 18 lần so với cùng kỳ năm trước. Theo đó, sầu riêng đã chính thức vượt thanh long và trở thành sản phẩm mang lại trị giá lớn nhất trong các mặt hàng rau quả của Việt Nam.

Về nhập khẩu, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 6 ước đạt 26,71 tỷ USD, tăng 2,6% so với tháng trước và giảm 16,9% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 6 tháng đầu năm, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa cả nước ước đạt 152,2 tỷ USD, giảm 18,2% so với cùng kỳ năm trước. Như vậy, cán cân thương mại hàng hóa tháng 6 ước tính xuất siêu 2,59 tỷ USD.

Tính chung 6 tháng đầu năm, cán cân thương mại hàng hóa ước tính xuất siêu 12,25 tỷ USD (cùng kỳ năm trước xuất siêu 1,2 tỷ USD). Trong đó, khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 9,8 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu hơn 22 tỷ USD.

Về thị trường xuất, nhập khẩu hàng hóa, Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 44,2 tỷ USD. Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 50,1 tỷ USD.

Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.

Hàn Quốc thu hồi ớt khô Việt Nam do vượt dư lượng thuốc trừ sâu

Do dư lượng thuốc trừ sâu trong các mẫu ớt đỏ khô nhập khẩu từ Việt Nam vượt ngưỡng cho phép, Hàn Quốc đã tiến hành thu hồi một số lô hàng do 3 công ty nước này phân phối.

Nông sản Việt thu hàng tỷ USD từ thị trường Trung Quốc

Trung Quốc đang là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. Riêng năm 2022, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc đạt tới 175,57 tỷ USD.

Nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam giảm kỷ lục

Nhập khẩu hàng hóa trong 5 tháng đầu năm ghi nhận mức giảm mạnh nhất trong lịch sử với con số sụt giảm tới 28,2 tỷ USD so với cùng kỳ 2022.

Thanh Thương

Bạn có thể quan tâm