Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Dịch Covid-19

TL;DR

Giả thuyết mới về nguồn gốc của SARS-CoV-2

Sự tương đồng về triệu chứng của cúm Nga và Covid-19 khiến nhiều học giả tin vào giả thuyết nCoV là virus trỗi dậy sau hơn 133 năm "ngủ đông".

nguon goc cua SARS-CoV-2 anh 1

Tháng 5/1889, những người sống ở Bukhara, một phần của Nga, bắt đầu ốm và chết. Loại virus đường hô hấp cướp đi mạng sống của họ được gọi là bệnh cúm Nga. Nó càn quét thế giới, trở thành dịch bệnh dữ dội, nguy hiểm.

Trường học và nhà máy buộc phải đóng cửa vì quá nhiều sinh viên, công nhân bị ốm. Một số người bị nhiễm mô tả triệu chứng kỳ lạ mất khứu giác, vị giác. Số khác gặp phải tình trạng kiệt sức kéo dài.

Sau ít nhất 3 đợt lây nhiễm kéo dài vài năm, giới khoa học cho rằng đã đánh bại cúm Nga. Song, dữ liệu về triệu chứng và đặc điểm lâm sàng ở người nhiễm nCoV dấy lên câu hỏi: Đại dịch Covid-19 có phải là “bóng ma” của chủng cúm cách đây 133 năm. Nói cách khác cúm Nga chưa từng kết thúc, virus gây ra nó chỉ ủ bệnh và trỗi dậy?

Nhiều nhà virus học tin mầm bệnh của cúm Nga vẫn còn rải rác xung quanh. Hậu duệ của nó trú ngụ trên toàn thế giới như một trong 4 chủng virus corona gây cảm lạnh thông thường. Và nếu giả thuyết này là thật, giới chuyên gia tin tưởng nó sẽ là tin tốt.

Dẫu vậy, một số nhà sử học cảnh báo về giả thuyết Covid-19 là “bóng ma” nối dài của cúm Nga năm xưa. Nhà nghiên cứu Frank Snowden tại Đại học Yale cho biết: “Có rất ít, gần như không có dữ liệu bản cứng về đại dịch cúm ở Nga”.

Để giải đáp những bí ẩn về trận dịch này, các nhà sinh học phân tử lấy những mảnh virus cũ từ mô phổi của các nạn nhân. Sau đó, họ phân tích và tìm câu trả lời xem chủng virus này là gì. Một số nhà nghiên cứu đang săn lùng những mô được bảo quản như vậy trong các viện bảo tàng và trường y.

Ngoài ra, vẫn còn một kịch bản khác. SARS-CoV-2 ngày nay hoạt động giống bệnh cúm hơn và nhân loại sẽ bước vào thời kỳ Covid-19 như bệnh cúm mùa hàng năm.

nguon goc cua SARS-CoV-2 anh 2

Xét nghiệm Covid-19 tại Washington, DC, Mỹ vào tháng 1. Ảnh: Tom Brenne/The New York Times.

Mối liên quan

Nhà sử học Tom Ewing, Virginia Tech, một trong số ít người nghiên cứu về cúm Nga, cho biết không thể phủ nhận nhiều điểm tương đồng nổi bật giữa chủng cúm này và đại dịch Covid-19 ngày nay: Các cơ sở, nơi làm việc phải đóng cửa vì quá nhiều người bệnh, thầy thuốc choáng ngợp trước số bệnh nhân khổng lồ, bệnh viện quá tải và những đợt lây nhiễm cao. Chính vì thế, ông ủng hộ quan điểm virus gây cúm Nga có thể là một chủng virus corona.

Đồng quan điểm, GS.TS Scott Podolsky, tại Trường Y Harvard, cũng gọi giả thuyết này là hợp lý. Trong khi đó, GS.TS Arnold Monto, Đại học Michigan, coi đó là “một suy đoán rất thú vị”.

“Chúng tôi từ lâu đã tự hỏi nCoV đến từ đâu và đã từng có đại dịch Covid-19 tương tự trong quá khứ chưa?”, GS Monto nói.

Nhà vi sinh vật học người Thụy Sỹ Harald Bruessow, biên tập viên của tạp chí Microbial Biotechnology tiết lộ bài báo xuất bản năm 2005 kết luận một chủng corona khác đang gây dịch trong thế giới hiện đại, đó chính là OC43. Nó gây bệnh cảm lạnh nghiêm trọng, có thể nhảy từ bò sang người vào năm 1890.

Ba virus corona khác khác độc lực thấp hơn cũng xuất hiện và họ đặt giả thuyết một trong những chủng này hoặc OC43 là biến chủng còn sót lại từ đại dịch cúm Nga.

TS Bruessow cho hay những tạp chí, báo cáo sức khỏe cũ đều ghi nhận người mắc cúm Nga bị mất khứu giác, vị giác - đặc điểm rất giống bệnh nhân Covid-19. Cúm Nga cũng thường tấn công người lớn tuổi, không phải trẻ em.

Khi kiểm tra hồ sơ từ Ủy ban Y tế tiểu bang Connecticut, nhà sử học Ewing phát hiện hiện tượng tương tự. Nếu đúng, điều đó sẽ càng làm giả thuyết về nguồn gốc của nCoV là sự trỗi dậy của chủng cúm Nga thêm chắc chắn.

Song, các ghi chép lịch sử không thể trả lời câu hỏi liệu nCoV có gây ra bệnh cúm ở Nga hay không.

nguon goc cua SARS-CoV-2 anh 3

Chủng cúm H1N1, phóng đại 189.000 lần, được phát hiện ở người vào năm 1977 sau khi nó gần như biến mất 20 năm. Ảnh: Science.

Manh mối mù mờ

Nhiều đại dịch, ít nhất là trong 100 năm qua, có nguyên nhân xuất phát là virus ở đường hô hấp gây ra. Một số ngoại lệ như Zika, chikungunya - những loại virus cũ do muỗi truyền, hay HIV - lây lan qua quan hệ tình dục và dùng chung kim tiêm.

Những bệnh dịch lớn đã khủng bố nhân loại trong thời cổ đại, tiền hiện đại có thể kể đến dịch hạch. Nó khiến hàng triệu người ở châu Âu tử vong, chủ yếu lây lan qua bọ chét chuột. Dịch hạch tiếp tục quay trở lại châu Âu trong nhiều thế kỷ sau đó, nhưng làm thế nào nó kết thúc? Điều này được xem là có thể mang một số bài học liên quan đại dịch ngày nay. Song, vấn đề là các chuyên gia không thể tìm ra câu trả lời khi nghiên cứu trên động vật.

Những bí ẩn về sự tiến hóa của virus cúm đã dẫn tới bí ẩn về cúm Nga và giả thuyết về nguồn gốc của nCoV. Một số học giả, như nhà sử học Taubenberger, Đại học Michigan, vẫn đang cố gắng tìm kiếm những giả thuyết khả dĩ hơn.

Ông và GS John Oxford, Đại học London, đã tìm kiếm virus cúm hoặc corona trong mô phổi cũ từ những bệnh nhân bị bệnh hô hấp trong giai đoạn trước năm 1918. Họ đã hy vọng khi tiếp cận những khối parafin nhỏ như móng tay út ở Bệnh viện Hoàng gia London. Đây là nơi lưu trữ mô của những bệnh nhân từ năm 1906.

Họ lấy hàng trăm mẫu mô mà không tìm thấy bất kỳ chủng virus nào. Hai vị giáo sư vẫn kỳ vọng một số mô chứa virus cúm Nga, bất kể nó là gì, có thể được tìm thấy trong tầng hầm của các viện bảo tàng hay trường y nào đó trên thế giới.

Nhưng đây là thử thách không nhỏ.

Tiến sĩ Podolsky, Đại học Harvard và Dominic W. Hall, người phụ trách Bảo tàng Giải phẫu Warren tại Harvard, cũng đang tìm kiếm các kho lưu trữ mô có thể chứa mô phổi từ thời đó. Họ tìm được bộ sưu tập các mẫu giải phẫu y học tại Bảo tàng Mütter, Philadelphia. Kho lưu trữ chứa các lọ mô từ cuối thế kỷ XIX, gồm vài lá phổi, tất cả được bảo quản trong rượu màu vàng nhạt.

Và đến thời điểm này, giả thuyết về nguồn gốc của SARS-CoV-2 liên quan cúm Nga vẫn chưa thể chứng minh bằng các nghiên cứu cụ thể. Việc của chúng ta chỉ có thể làm bây giờ là chờ những thông tin mới từ các nhà khoa học.

Nguyên nhân nhiều người gặp tổn thương dài sau khi khỏi Covid-19

Nghiên cứu mới cho thấy các di chứng hậu Covid-19 có thể do tổn thương ở dây thần kinh quan trọng nhất trong cơ thể người.

Phát hiện nCoV trên thi thể người đàn ông chết đuối ở Italy

Sau 28 lần xét nghiệm, mẫu bệnh phẩm từ thi thể người đàn ông này vẫn dương tính với SARS-CoV-2.

Dịch Covid-19

Co giat mi mat canh bao benh gi? hinh anh

Co giật mí mắt cảnh báo bệnh gì?

0

Co giật mí mắt (Eye Twitching) là tình trạng mí mắt co thắt lặp đi lặp lại không kiểm soát. Co giật mí mắt có thể liên quan đến mắt nhưng cũng có thể liên quan đến dây thần kinh và các cơ trên khuôn mặt.

Thiên Nhan

Theo New York Times

Bạn có thể quan tâm