Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Giá thực phẩm vẫn tăng mạnh dù CPI giảm 

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của TP.HCM tháng 5 giảm 0,16% nhưng giá thực phẩm tại các chợ vẫn tăng từ 20% đến 50%.

Giá thực phẩm vẫn tăng mạnh dù CPI giảm 

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của TP.HCM tháng 5 giảm 0,16% nhưng giá thực phẩm tại các chợ vẫn tăng từ 20% đến 50%.

Dịp cuối tuần, chị Trần Liên Chi (đường Trần Văn Đang, Q.3) cùng gia đình đi ăn tại một nhà hàng quen thuộc trên đường Bùi Thị Xuân (Q.1). Cũng vẫn những món ăn quen thuộc như sườn nướng, heo chiên giòn, cơm chiên... nhưng cả gia đình khá bất ngờ khi hóa đơn tính tiền đã đội lên thêm cả trăm ngàn đồng so với hồi đầu năm.

“Quán quen ăn xưa giờ rồi, nhưng để ý mới thấy cứ vài tháng lại có một đợt tăng giá đồng loạt tất cả các món từ 10.000-20.000 đồng. Hỏi thì lần nào cũng được nghe: giá cả nguyên liệu tăng, nghe riết mà phát chán”, chị Chi lắc đầu nói.

Chi phí thực phẩm của người dân vẫn tăng dù CPI giảm thấp.

Cũng như bao gia đình khác, bà Nguyễn Thị Hà (P.Đông Hưng Thuận, Q.12) sáng nào cũng tất tả đi chợ chuẩn bị bữa ăn cho gia đình ba người. “Bây giờ một ngày cơm cũng phải chuẩn bị 100.000 đồng tiền chợ mới gọi là ăn được”, bà Hà chia sẻ. Nếu trước đây, 20.000-30.000 đồng là thoải mái cho một bữa ăn nhưng giờ thì chi li, chắt bóp lắm mới đủ. "Người ta cứ nói giảm giá này nọ, giảm đâu không thấy, tôi thấy giá vẫn tăng từng ngày. Nói đâu xa, chỉ cách đây vài ngày thôi, cà chua đã tăng thêm 2.000 đồng, bí, bầu tăng hơn 1.000 đồng/kg".

Một tiểu thương tại chợ Hiệp Bình Chánh (Q.Thủ Đức) nói giá cả thực phẩm bây giờ rất “trời ơi”, rau củ, thịt, cá nhiều lúc cứ muốn tăng là tăng, không cần phải có lý do gì hết.

Theo số liệu từ Cục Thống kê TP.HCM, trong tháng vừa qua thịt chế biến đã tăng thêm 0,31%, trứng tăng thêm 6,02%, cả nhóm ăn uống ngoài gia đình tăng thêm 0,34%. Những con số trên nằm trong cơ cấu tính giá đã phần nào cho thấy được câu chuyện tại sao giá cả thực phẩm vẫn liên tục tăng suốt thời gian qua.

Tuy nhiên, trong khi giá cả đầu nguồn từ các trang trại rau, thịt rất rẻ, hàng hóa nhiều ê chề, nhưng khi qua nhiều khâu trung gian, giá đã bị đẩy lên thêm 20-40%, thậm chí hơn 50%. Rất nhiều lần trong các cuộc trao đổi, ban quản lý các chợ đầu mối cho biết chỉ quản lý lượng hàng xuất nhập, còn giá cả thì gần như "bó tay". Đại diện Sở Tài chính và Sở Công thương TP.HCM cũng có lần nói rằng giá cả thị trường tự do là không thể can thiệp.

Thực tế cho thấy tại các kênh phân phối hiện đại như siêu thị, chuỗi cửa hàng, cửa hàng tiện lợi..., nhà phân phối và đơn vị sản xuất luôn thực hiện việc ký kết phân phối các loại thực phẩm ổn định trong một thời gian dài, nếu có phương án điều chỉnh tăng giá phải được thông báo, đàm phán để đảm bảo có lợi nhất cho người tiêu dùng. Trong khi đó, người tiêu dùng tại chợ, kênh phân phối nhỏ lẻ vẫn từng ngày, từng giờ phải mua thực phẩm với sản phẩm không đúng với giá trị thực.

Theo Tuổi trẻ

Theo Tuổi trẻ

Bạn có thể quan tâm