Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dẫn số liệu Tổng cục Hải quan cho biết 11 tháng từ đầu năm 2022, Việt Nam nhập khẩu 614.760 tấn thịt và sản phẩm từ thịt, trị giá 1,35 tỷ USD, giảm 8,6% về lượng, nhưng tăng 4,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.
Thịt và các sản phẩm từ thịt được nhập khẩu từ 55 thị trường trên thế giới. Trong đó, Ấn Độ, Hoa Kỳ, Brazil, Hàn Quốc và Nga là 5 thị trường lớn nhất cung cấp thịt và sản phẩm từ thịt cho Việt Nam.
Riêng Ấn Độ, Việt Nam nhập 141.880 tấn, trị giá 455,01 triệu USD, tăng 48,4% về lượng và tăng 48,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.
Về thịt lợn, Việt Nam nhập khẩu 100.520 tấn, trị giá 214,85 triệu USD, giảm 32,4% về lượng và giảm 37,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021. Thịt lợn được nhập khẩu từ 31 thị trường trên thế giới. Như vậy, giá nhập khẩu thịt heo bình quân chỉ vào khoảng 2.137 USD/tấn, tương đương khoảng 50.507 đồng/kg (theo tỷ giá USD/VNĐ bình quân tháng 12).
Trong đó, Brazil, Nga, Đức, Canada và Hà Lan vẫn là 5 thị trường lớn nhất cung cấp thịt lợn cho Việt Nam. Trong 11 tháng, Brazil là thị trường lớn nhất cung cấp thịt lợn cho Việt Nam với 37.610 tấn, trị giá 82,57 triệu USD, tăng 26% về lượng và tăng 15,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.
Bên cạnh đó, trong 11 tháng của năm 2022, Việt Nam xuất khẩu được 16.580 tấn thịt và sản phẩm thịt, trị giá 73,23 triệu USD, giảm 6,3% về lượng, nhưng tăng 4,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021. Thịt và sản phẩm thịt của Việt Nam được xuất khẩu chủ yếu sang các thị trường thuộc khu vực châu Á, trong đó xuất khẩu sang thị trường Hong Kong là nhiều nhất, chiếm 50,3% tổng kim ngạch xuất khẩu thịt.
CƠ CẤU THỊ TRƯỜNG CUNG CẤP THỊT LỢN TƯƠI, ƯỚP LẠNH HOẶC ĐÔNG LẠNH CHO VIỆT NAM NĂM 2022 | |||||||
Nhãn | Brazil | Nga | Đức | Canada | Hà Lan | Thị trường khác | |
% | 37.4 | 23.8 | 13 | 7.1 | 5.1 | 13.6 |
Về thị trường ngành chăn nuôi, cơ quan này đánh giá năm 2022, ngành chăn nuôi phải đối mặt với không ít khó khăn khi nguồn thức ăn và con giống phụ thuộc vào nhập khẩu, chưa kể những hạn chế trong hoạt động giết mổ, chế biến sản phẩm chăn nuôi cũng như việc kiểm soát dịch bệnh, an toàn vệ sinh thực phẩm...
Tuy nhiên, các doanh nghiệp trong ngành chăn nuôi vẫn nỗ lực duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh, góp phần ổn định thị trường. Tăng trưởng sản xuất của ngành chăn nuôi cả năm 2022 khoảng 5-6%, sản lượng thịt các loại ước đạt 6,98 triệu tấn. Trong đó thịt lợn là 4,3 triệu tấn, thịt gia cầm trên 2 triệu tấn...
Giá lợn hơi duy trì ổn định trong nửa đầu năm 2022, ở mức trung bình 55.000 đồng/kg, sau đó tăng đáng kể trong tháng 7 và tháng 8 và đạt mức cao nhất là 75.000 đồng/kg. Tuy nhiên mức giá này chỉ duy trì trong một thời gian ngắn, sau đó giá giảm trở lại.
Giá thịt lợn hơi giảm khiến nhiều hộ chăn nuôi nhỏ lẻ đối mặt với nguy cơ thua lỗ. Trong tháng 12, giá lợn hơi trên cả nước tiếp tục xu hướng giảm, hiện giá lợn hơi trên cả nước dao động trong khoảng 51.000-54.000 đồng/kg, giảm 1.000-2.000 đồng/ kg so với cuối tháng 11.
Độc giả có thể tìm thêm nhiều câu chuyện truyền cảm hứng về những gương doanh nhân thành công, kinh nghiệm điều hành doanh nghiệp và những kiến thức mới mẻ thời đại 4.0 ở tuyển tập sách của Zing tại Tủ sách kinh tế
Từ 8/1/2023, hàng Việt xuất sang Trung Quốc không cần xét nghiệm
Từ ngày 8/1/2023, Trung Quốc sẽ gỡ bỏ tất cả biện pháp xét nghiệm axit nucleic phòng chống Covid-19 tại các cửa khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu vào nước này.
TP.HCM dẫn đầu cả nước về xuất nhập khẩu
Tính hết tháng 11, TP.HCM là địa phương đầu tiên đạt kim ngạch xuất nhập khẩu trên 100 tỷ USD. Xếp sau là Bắc Ninh đạt 78,55 tỷ USD; Bình Dương đạt 54,4 tỷ USD...
Biểu tượng ánh sáng đầu tiên tại Việt Nam của huyền thoại Isometrix
Isometrix - “phù thủy” ánh sáng, kết hợp cùng kiến trúc sư Kengo Kuma, tạo nên công trình ánh sáng độc đáo tại Haus Da Lat, dự kiến ra mắt vào tháng 4/2025.