Bạn sẽ phải trả 799 USD phí sửa chữa không bảo hành. Còn nếu mua kèm gói bảo hành giá 499 USD, bạn chỉ mất 299 USD - tức tốn tổng cộng 798 USD - cho một lần sửa. Ảnh: Cnet. |
Với 3.499 USD cho phiên bản thấp nhất, Apple Vision Pro khiến nhiều người dùng kinh ngạc với giá bán “trên trời”. Tuy nhiên, đó chưa phải tất cả. Điều đáng nói là ngay cả chi phí bảo hành sửa chữa của bộ kính thông minh này cũng không hề rẻ.
Nếu không trả thêm 24,99 USD/tháng hoặc 499 USD cho 2 năm bảo hiểm AppleCare Plus, người dùng sẽ phải trả 799 USD - tương đương giá một chiếc iPhone - chỉ để sửa chữa mặt kính bị nứt của Vision Pro. Còn nếu đã mua AppleCare Plus, việc sửa mặt kính hoặc hư hỏng do tai nạn sẽ chỉ có giá 299 USD.
Giá niêm yết trên trang yêu cầu dịch vụ sửa chữa Vision Pro của Apple. |
Với mức giá này, tổng số tiền phải trả cho hai năm mua AppleCare Plus và phí sửa chữa mặt kính là 798 USD - thấp hơn 1 USD so với chi phí sửa chữa nếu không có gói bảo hiểm.
Để thấy được mức độ đắt đỏ, hãy so sánh với gói AppleCare Plus 3 năm cho MacBook Air 15 inch có giá 229 USD, cho MacBook Pro là 499 USD. Trong khi đó, mua iPhone 13, 14 kèm AppleCare Plus 2 năm, người dùng chỉ tốn 149 USD.
Theo Apple, Vision Pro khi bán sẽ đi kèm với bảo hành sửa chữa phần cứng một năm. Nhưng gói bảo hành có giới hạn này này chỉ bao gồm "các hư hỏng liên quan đến vật liệu và chất lượng sản phẩm khi người dùng sử dụng sản phẩm một cách bình thường, đúng theo các nguyên tắc đã công bố của Apple”. Hãng không chịu thiệt hại do tai nạn.
Còn nếu mua gói AppleCare Plus, phạm vi bảo hiểm kính Vision Pro sẽ áp dụng cho mọi sự cố phát sinh bất ngờ và vô ý như làm đổ chất lỏng, làm rơi thiết bị… Gói bảo hành này không bao gồm hành vi trộm cắp. Người dùng sẽ phải trả phí dịch vụ 299 USD (đã giảm) nếu hư hỏng bộ kính hoặc 29 USD cho các phụ kiện đi kèm như pin và cáp đi kèm.
Còn với những khâu sửa chữa phức tạp hơn, người dùng sẽ phải mua thêm gói mở rộng. Một số loại hư hỏng buộc người dùng phải chi đến 2.399 USD để sửa chữa - cao hơn 2/3 chi phí mua mới một chiếc Vision Pro. Trong khi đó, người dùng có thể yêu cầu đổi thiết bị mới nếu có bảo hiểm mở rộng.
Bảo hiểm cho Apple Vision Pro không hề rẻ. Ảnh: Cnet. |
Theo The Verge, số lượng dịch vụ sửa chữa bên thứ 3 ngày càng tăng đồng nghĩa với việc người dùng có nhiều lựa chọn rẻ hơn thay vì sửa qua cửa hàng chính hãng Apple.
Năm ngoái, khi đạo luật về quyền sửa chữa được thông qua ở các bang California, Minnesota và New York, Apple đã cam kết cung cấp các bộ phận, công cụ và thông tin để người dùng tự sửa chữa thiết bị của mình.
Khi iPhone 15 ra mắt hồi tháng 9 năm ngoái, Apple đã mở rộng các dịch vụ tự sửa chữa chỉ một tháng sau đó. Nếu điều này xảy ra đối với Vision Pro, việc sửa chữa tại nhà hoặc ở cửa hàng bên thứ 3 sẽ là lựa chọn phù hợp khi bộ kính bị hỏng.
Nhưng hiện tại, người mua Vision Pro vẫn phải cân nhắc chi phí đắt đỏ của AppleCare Plus và phải rất cẩn thận khi sử dụng bộ kính “cắt cổ” 3.499 USD.
Cnet nhận định không chỉ có gói bảo hành đắt đỏ, Apple Vision Pro còn tốn nhiều chi phí phát sinh hơn bạn tưởng. Apple không tặng kèm hộp đựng du lịch bảo vệ khỏi bụi hoặc va đập cho Vision Pro, mà lại bán riêng với giá 199 USD.
Khi cần di chuyển, người dùng cũng phải mua thêm giá đỡ đựng bộ pin (50 USD), pin phụ dự phòng (199 USD). Còn nếu bị cận, bạn sẽ mất 99-149 USD cho tròng kính đặc biệt của Zeiss, dùng kèm Vision Pro. Cộng tất cả phụ kiện này lại và cuối cùng trung bình người dùng có thể phải chi tới 4.995 USD cho bộ kính thực tế hỗn hợp của Apple.
Những câu chuyện bên trong Apple
Văn hóa bí mật luôn là một điểm đặc biệt của Apple. Cuộc đời Steve Jobs, Tim Cook và quá trình sáng tạo những sản phẩm quan trọng như iPhone thường chỉ được tiết lộ qua những trang sách, nơi các tác giả dành nhiều năm để mang tới những câu chuyện hấp dẫn