Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Giá sàn vé máy bay: 'Mượn' chính sách để bảo vệ ông lớn?

Thông tin áp giá sàn vé máy bay đã gặp phải phản ứng từ phía người tiêu dùng và các chuyên gia kinh tế.

'Áp giá sàn, tôi sẽ đắn đo việc có mua vé máy bay' Qua khảo sát nhanh tại Hà Nội của Zing.vn, phần lớn người dân đều mong muốn duy trì mặt bằng giá vé máy bay cạnh tranh như hiện nay, thay vì áp giá sàn như đề xuất của các hãng.

Quay trở lại với câu chuyện giá vé máy bay, việc áp giá sàn được sự ủng hộ từ phía Vietnam Airlines và Jetstar Pacific, trong khi Vietjet phản đối. Vietjet cho rằng việc áp giá sàn sẽ triệt tiêu cơ hội cạnh tranh giảm giá của các hãng hàng không nội địa, làm hạn chế cơ hội đi máy bay của người dân.

Nếu ai đã từng học qua kinh tế học vi mô đều biết, việc áp giá sàn chỉ được sử dụng trong trường hợp Chính phủ muốn bảo vệ nhà sản xuất. Ví dụ, nếu các nhà sản xuất cạnh tranh nhau giảm giá quá nhiều thì sẽ có nhà sản xuất bị phá sản, do không thể bán với sản lượng cân bằng vì chi phí sản xuất quá lớn.

Các chuyên gia kinh tế cho rằng bất kỳ sự can thiệp nào về giá trần - giá sàn cũng sẽ tạo nên lợi ích mất không của xã hội (tam giác màu trắng FEH).

Nhà cung cấp có thể cung cấp mức giá (P*) thấp hơn mức giá sàn quy định (Pf), nhưng người tiêu dùng không mua được mức giá này, điều này sẽ gây lãng phí nguồn lực xã hội, ảnh hưởng đến quyền lợi người tiêu dùng.

Hiện tại, chỉ có 0,8% người dân sử dụng phương tiện máy bay, tức là 98,2% số còn lại chưa được sử dụng máy bay do giá vé vẫn đang cao hơn thu nhập của họ. Còn nếu theo như quan điểm của Jetstar sợ giá vé máy bay ngang bằng ngành đường sắt, và ảnh hưởng đến ngành đường sắt thì đây là một quan điểm phi kinh tế.

Gia san may bay: “Muon” chinh sach de bao ve ong lon? anh 1
Thặng dư của người tiêu dùng (màu xanh) và thặng dư của nhà sản xuất (đỏ).

 

Việc lựa chọn phương tiện giao thông phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng, không thể bắt người dân vì đảm bảo cho ngành đường sắt phải chọn đi tàu Bắc - Nam mất 32 tiếng đồng hồ, trong khi bay máy bay chỉ mất 2 tiếng với giá vé tương đương.

Việt Nam đang cải thiện môi trường kinh doanh. Theo một chuyên gia kinh tế, việc áp giá sàn vô hình chung nâng đỡ cho một nhóm doanh nghiệp lớn. Trong khi, cơ chế thị trường phải vận hành theo quy luật cung cầu.

Đối với lo ngại gây sức ép lên các cảng hàng không, hiện tại Việt Nam đang đẩy mạnh mở rộng các cảng hàng không như Tân Sơn Nhất, xây mới sân bay Long Thành, bản thân các hãng cũng phải tính toán chi phí đậu máy bay và thời gian chờ.

Việc tính toán chi phí do các hãng hàng không tự co kéo. Nếu doanh nghiệp nào không tiết kiệm được chi phí để giảm giá vé thì cho phá sản, chứ không thể dùng chính sách để bảo hộ cho hãng đó.

Một điểm nữa, hiện tại ngành du lịch đang được hướng trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của cả nước. Nếu chính sách áp giá sàn vé máy bay được áp dụng sẽ hạn chế nhu cầu đi lại của người dân, ảnh hưởng đến ngành du lịch. Nếu người dân bắt buộc phải sử dụng máy bay để di chuyển, giá vé tăng cao sẽ ảnh hưởng đến chi phí logistic, qua đó làm tăng CPI, ảnh hưởng đến lãi suất và kinh tế vĩ mô.

Trước đó, để chuẩn bị cho Dự thảo quy định mức khung giá dịch vụ vận chuyển hành khách hạng vé phổ thông cơ bản trên các đường bay nội địa, Bộ GTVT đã thực hiện việc lấy ý kiến từ các hãng.

Jetstar Pacific Airline trong văn bản đóng góp ý kiến với Cục Hàng không Việt Nam đã đồng ý việc xem xét nâng khung giá trần vé máy bay, đồng thời đưa ra kiến nghị áp giá sàn.

Các lý do Jetstar đưa ra bao gồm: (1) sợ sức ép lên cơ sở hạ tầng cảng hàng không; (2) giá vé máy bay ngang bằng với đường sắt ảnh hưởng đến đường sắt, (3) sợ ảnh hưởng đến tỷ giá nếu ngành hàng không phát triển nóng, do chi phí vận chuyển 80% là chi phí ngoại tệ, (4) chi phí đầu vào tăng nên nếu giá vé giảm sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động, (5) Indonesia đã áp giá sàn để các hãng có cơ hội đảm bảo doanh thu và có cơ hội đầu tư hơn vào công tác an toàn.

Mặc dù cũng là hãng hàng không giá rẻ, nhưng Jetstar lại ủng hộ việc áp giá sàn, chính sách nếu ban hành sẽ tác động mạnh nhất đến hoạt động của các hãng hàng không giá rẻ như chính mình.

Trong khi đó, đại diện Cục Hàng không Việt Nam bác bỏ thông tin đây là đề xuất của Cục.

“Chúng tôi chưa có đề xuất hay bất kỳ văn bản nào gửi Bộ Giao thông Vận tải, cũng như các cơ quan liên quan để lấy ý kiến về vấn đề này”, đại diện Cục hàng không khẳng định.

Áp sàn vé máy bay: Thời kỳ 'đi ngược' của hàng không Mỹ

Từ năm 1938 đến 1978, các hãng hàng không Mỹ bị áp sàn giá vé, dẫn tới việc thị trường hàng không nước này bị kìm hãm và phát sinh cạnh tranh không lành mạnh.



Độc giả Lam Thanh

Bạn có thể quan tâm