Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TL;DR

Giá mục tiêu cổ phiếu MSN tăng nhờ kết quả kinh doanh tích cực

Khi các biện pháp giãn cách xã hội tiếp tục kéo dài để phòng chống dịch bệnh, mảng kinh doanh tiêu dùng - bán lẻ của Masan có thể đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng.

Tap doan Masan,  VinCommerce anh 1

Tại cuộc họp với các nhà đầu tư ngày 2/8, ban lãnh đạo Tập đoàn Masan (MCK: MSN) chia sẻ kết quả kinh doanh nửa đầu năm và quan điểm về triển vọng trong quý III.

Định giá cổ phiếu MSN có triển vọng

Trong nửa đầu năm, Tập đoàn Masan đạt doanh thu thuần hợp nhất tăng 16,4% so với nửa đầu năm 2020. EBITDA (lợi nhuận trước thuế, lãi vay và khấu hao) hợp nhất của Masan Group tăng 84,1% so với cùng kỳ năm trước. Biên EBITDA của MSN đạt 16,7% trong nửa đầu năm, so với mức 10,6% nửa đầu năm ngoái.

Trong quý III, doanh thu hợp nhất của Masan Group được kỳ vọng tăng 30% so với cùng kỳ năm trước nhờ tiềm năng tăng trưởng ở tất cả mảng kinh doanh. Trong đó, doanh số Masan Consumer kỳ vọng tăng 45% so với cùng kỳ năm trước (YoY), VinCommerce (VCM) tăng 15%. Masan MEATLife và Masan High-Tech Materials kỳ vọng tăng lần lượt 50% và 34%.

Tap doan Masan,  VinCommerce anh 2

Người dân mua sắm tại siêu thị VinMart.

Nhờ kết quả kinh doanh tăng trưởng nửa đầu năm và triển vọng tích cực nửa cuối năm, Công ty Chứng khoán Bảo Việt đưa ra khuyến nghị outperform cho cổ phiếu MSN với giá mục tiêu lên 160.000 đồng. Giá thị trường của MSN cuối ngày 16/8 là 133.500 đồng.

Công ty Cổ phần Chứng khoán TP.HCM (HSC) cũng nhận định triển vọng kinh doanh nửa cuối năm của MSN sẽ khả quan hơn so với nửa đầu năm. Lý do là trong giai đoạn giãn cách xã hội tiếp tục kéo dài, nhu cầu tiêu dùng thực phẩm đóng gói, chế biến sẵn gia tăng.

Theo Kantar Worldpanel, trong 2 tuần đầu tháng 7, doanh số của thực phẩm đóng gói tăng 35% so với cùng kỳ năm trước, do nhu cầu tiêu thụ, dự trữ thực phẩm của người dân tăng cao khi hàng quán đóng cửa và các yêu cầu hạn chế đi lại. Nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm như thịt chế biến, mì gói, thực phẩm tiện lợi… cũng tăng cao do người dân nấu ăn ở nhà.

Cùng quan điểm, Công ty Chứng khoán Bản Việt (VCSC) tiếp tục “đặt cược” vào khả năng MSN nắm bắt mức tăng trưởng tiêu dùng dài hạn của Việt Nam. Lý do là tập đoàn này sở hữu các doanh nghiệp tiêu dùng quy mô lớn trong lĩnh vực FMCG, thịt có thương hiệu và bán lẻ nhu yếu phẩm.

Báo cáo ngày 16/8 của VCSC đưa ra giá mục tiêu MSN ở mức 172.000 đồng, cao hơn 28,8% so với giá đóng cửa ngày 16/8 là 133.500 đồng.

Tap doan Masan,  VinCommerce anh 3

Đặt hàng online và dịch vụ đi chợ hộ của VinMart tăng mạnh trong thời gian qua.

Sự hiệp lực của các mảng kinh doanh tiêu dùng Masan

Bên cạnh sự tăng trưởng ở ngành hàng nhu yếu phẩm như gia vị, mì gói, thực phẩm tiện lợi…, do nhu cầu lớn tiêu thụ và tích trữ hàng hóa của người dân trong giai đoạn giãn cách xã hội, các mảng kinh doanh khác của Masan cũng cho thấy sức mạnh hiệp lực.

Tap doan Masan,  VinCommerce anh 4

Dây chuyền chế biến hàng tiêu dùng của Masan.

Ở lĩnh vực bán lẻ, VCM tăng trưởng mạnh trong tháng 7 khi doanh số bán hàng cùng cửa hàng tăng 11% so với tháng trước. Các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 liên quan đến chợ truyền thống đã gián tiếp tăng lưu lượng khách tại hệ thống VinMart/VinMart+.

Ngoài ra, nhu cầu tích trữ nhu yếu phẩm của người dân cũng tăng do giãn cách xã hội tiếp tục kéo dài và hạn chế đi lại. Đây là các yếu tố có thể thúc đẩy tăng trưởng doanh số của VCM trong quý III, dự kiến tăng 15% so với cùng kỳ năm trước.

Doanh số bán hàng online cũng thu được kết quả khả quan, chiếm 0,5% doanh số bán lẻ trong tháng 7. Để gia tăng lợi ích cho người tiêu dùng, từ 26/7 đến 25/8, VinMart/VinMart+ tặng gói bảo hiểm “Khỏe mạnh trong mùa dịch” với tổng quyền lợi đến 40 triệu đồng cho khách hàng mua sắm với hóa đơn từ 300.000 đồng.

Để đảm bảo chuỗi cung ứng sản xuất hàng hóa thiết yếu và hỗ trợ biện pháp “3 tại chỗ” của Chính phủ, Masan đề xuất tạo điều kiện lập “vùng đệm” xung quanh nhà máy, tận dụng các cơ sở như trường học, trường dạy nghề, kho, sân vận động, nhà thi đấu… Lao động của doanh nghiệp có thể ăn nghỉ, thực hiện giãn cách và phòng tránh dịch bệnh tại các “vùng đệm” sau thời gian sản xuất tại nhà máy.

Tính đến cuối quý II, mô hình kiosk Phúc Long được triển khai tại 41 cửa hàng VinMart+, cho thấy tính hiệu quả và khả năng sinh lời. Mục tiêu của ban lãnh đạo Masan là triển khai thêm 1.000 cửa hàng VinMart+ tích hợp kiosk Phúc Long trước cuối năm nay. Với mức đóng góp doanh thu trên, biên EBITDA của cửa hàng VinMart+ tích hợp kiosk Phúc Long dự kiến tăng 4%.

Ngoài ra, Masan ra mắt mô hình thí điểm tích hợp dịch vụ tài chính của Techcombank và mô hình kiosk Phúc Long tại VinMart+ ở Hà Nội. Song song với việc thí điểm mô hình mới, tập đoàn đẩy mạnh mở thêm cửa hàng nhằm đưa số lượng điểm bán của VCM (VinMart và VinMart+) lên 3.001 điểm trong năm nay. Mục tiêu của ban điều hành là đưa VCM tiến đến vị thế dẫn đầu về quy mô, trở thành hệ thống bán lẻ có lợi nhuận.

Tap doan Masan,  VinCommerce anh 5

Masan đặt mục tiêu đưa số lượng cửa hàng VinMart+ lên 3.001 điểm trong năm nay.

Đối với Masan MEATLife (MML), tỷ suất lợi nhuận thức ăn chăn nuôi tăng trở lại, doanh số mảng thịt MEATDeli cũng tăng tốc do nhu cầu cao của người tiêu dùng. Nhờ điều chỉnh giá nguyên liệu thô như ngô và đậu tương trong thời gian gần đây, MML kỳ vọng EBITDA của thức ăn chăn nuôi có lợi nhuận trở lại mức năm 2020 là khoảng 12%, so với mức một chữ số nửa đầu năm nay.

Trong khi đó, Masan đặt mục tiêu nâng công suất sử dụng nhà máy chế biến thịt lên 25% đến 30% vào quý IV, so với mức 11%. Ban lãnh đạo dự kiến doanh thu từ thịt tích hợp đạt từ 200 triệu đến 300 triệu USD trong năm nay.

Hoạt động kinh doanh thịt của MML đang thể hiện sự hiệp lực với VCM. Các sản phẩm thịt đóng vai trò trung tâm trong chiến lược tập trung vào thực phẩm tươi sống của VCM. MML cũng muốn tận dụng mạng lưới cửa hàng của VCM để tiếp cận người tiêu dùng.

Tap doan Masan,  VinCommerce anh 6

Người dân mua thịt sạch MEATDeli tại siêu thị VinMart.

Theo báo cáo của VCSC, kể từ tháng 6, thịt lợn mát MEATDeli và thịt gà 3F Việt có mặt tại lần lượt gần 2.300 và 2.200 điểm bán thuộc VinMart/VinMart+, chiếm khoảng 50% doanh số bán thịt của hệ thống này.

Giang Nhật Minh

Bình luận

Bạn có thể quan tâm