Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TL;DR

Gia đình nước ngoài ở Thảo Điền nấu ăn gửi bệnh viện dã chiến

Tạm dừng công việc vì dịch bệnh, cả gia đình anh Shant Mkrtchian mở bếp ăn miễn phí từ tiền túi và quyên góp của bạn bè để trao hàng nghìn suất ăn ở TP.HCM.

nguoi nuoc ngoai tang suat an o thao dien anh 1

Cuối tuần, con đường số 12 (phường Thảo Điền, TP Thủ Đức) vắng vẻ vì giãn cách chống dịch. Thế nhưng, nhà hàng Ararat Messo vẫn tất bật với những nồi, niêu, xoong, chảo.

Cả gia đình 6 người nhà anh Shant Mkrtchian (22 tuổi, quốc tịch Armenia) chia nhau từng công đoạn để đóng gói những bữa ăn trước khi giao đến các địa điểm. Trung bình mỗi ngày, 250-300 suất ăn được gửi đến Bệnh viện dã chiến số 8, UBND và các hộ khó khăn trong khu vực.

“Đây không phải là công việc mà là cách sống. Chúng tôi thích dậy sớm vào buổi sáng, tập thể dục và uống cà phê. Sau đó chuẩn bị thức ăn và thực phẩm để phân phát cho những người khó khăn trong khu vực. Sẽ rất dễ chịu khi bạn thấy mọi người tươi cười và không còn đói”, anh Shant bộc bạch.

“Việt Nam là ngôi nhà thứ 2 của chúng tôi”

Dù sinh ra và lớn lên ở Armenia, anh Shant và gia đình quyết định chuyển đến Việt Nam ngót nghét 10 năm. Ngoài nhà hàng, họ sở hữu nhiều cửa hàng trà, cà phê và đồ ngọt tại TP Mũi Né, Bình Thuận.

Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh kéo dài khiến các chuyến bay quốc tế giảm đi đáng kể. Không thể phục vụ khách du lịch - nguồn thu nhập chính của nhà hàng, cả gia đình quyết định đóng cửa việc kinh doanh và dời vào TP.HCM

nguoi nuoc ngoai tang suat an o thao dien anh 2

Anh Shant trong một lần giao đồ ăn từ thiện. Ảnh: NVCC.

“Thời gian đầu, mọi thứ không dễ dàng. Sau nhiều tháng tìm kiếm mặt bằng mới, nhà hàng may mắn hoạt động trở lại”, anh Shant kể về việc dời địa điểm sinh sống của mình.

Nhờ danh tiếng từ trước trong cộng đồng người Armenia tại TP.HCM mà nhà hàng của anh chàng 22 tuổi sớm đông khách. Nếu không đặt bàn trước vài ngày, khách hàng sẽ khó tìm được một chỗ ngồi.

Mọi thứ diễn ra khá tốt đẹp cho đến khi thành phố áp dụng giãn cách theo Chỉ thị 16, buộc các nhà hàng, quán cà phê phải đóng cửa.

Ở nhà suốt 2 tháng bí bách, Shant và gia đình nảy ra ý định tận dụng gian bếp nhà hàng để nấu ăn từ thiện. Chuyên chế biến đồ ăn Tây, gia đình nhà Shant biến tấu, mang đến những món ăn phù hợp với khẩu vị người Việt.

Từ ngày 10/8 đến nay, đã có hơn 5.000 bữa ăn được Shant gửi tặng đến các bệnh viện dã chiến, chiến sĩ công an, dân quân tự vệ, hộ gia đình khó khăn, trẻ em cơ nhỡ trên địa bàn phường Thảo Điền và An Phú. Ngoài ra, anh còn phân phát 800 kg rau tươi, 300 kg gạo và một số áo quần đến 50-100 hộ dân.

Đối với Shant, TP.HCM không chỉ là nơi để ở mà còn là ngôi nhà thứ 2 của mình. Việc cho đi trong mùa dịch là cách Shant và gia đình đáp lại với những gì mình đã được nhận từ mảnh đất này.

Mong muốn lan tỏa điều tích cực

Tất cả các công đoạn từ chuẩn bị nguyên liệu đến chế biến đều do Shant và gia đình anh phụ trách từ 5h sáng. Đến đầu giờ chiều, họ nấu ăn xong và dùng xe máy đi giao đồ. Công việc kết thúc vào 17h chiều, đây cũng là khoảng thời gian cho việc nghỉ ngơi và chuẩn bị cho ngày hôm sau.

Đến nay, kinh phí để duy trì bếp ăn đến từ 2 nguồn chính là tiền túi và quyên góp từ mạnh thường quân.

Thành phố trong giai đoạn giãn cách, việc tìm mua thực phẩm trở nên khó khăn hơn. Đôi khi, Shant không được phép đi đến cửa hàng, siêu thị. May mắn thay, anh nhận được sự giúp đỡ của những người bạn.

Ngân Phạm, hiện công tác tại Bệnh viện dã chiến số 8, là một trong số đó. Thỉnh thoảng, Ngân tiếp tế thực phẩm tươi cho nhà hàng và thay Shant vận chuyển thức ăn đến các bệnh viện dã chiến.

“Tôi xúc động trước việc Shant và gia đình bạn cùng nhau hướng tới cộng đồng. Bạn rất sâu sát tình hình. Hôm trước, Shant có gửi cho tôi một danh sách 300 gia đình nước ngoài đang cần giúp đỡ trong khu vực Thảo Điền để tiếp tế lương thực. Thật sự mà nói, không phải ai cũng có thể làm được những chuyện này”, chị Ngân chia sẻ.

Trên con xe máy, Shant đem những phần cơm gửi đến những hộ dân xung quanh. Một số người Việt tỏ ra ngại ngùng khi lần đầu gặp người nước ngoài, thậm chí có người sợ hãi. Khi biết anh đang có ý giúp đỡ, họ mỉm cười và trò chuyện với anh.

"Hầu như họ không nói được tiếng Anh và điều đó trở nên hài hước khi họ cố gắng nói với tôi về một điều gì đó. Thông thường họ khen tôi 'trai đẹp', tôi đáp lại 'cảm ơn bạn đẹp'. Bạn biết đó, thật hạnh phúc khi có thể đem đến nụ cười cho một ai vào thời điểm này. Tôi cảm thấy tự hào và vui sướng với công việc mình đang làm”, Shant cho biết.

“Đây là công việc rất vất vả, tốn nhiều sức lực và tiền bạc. Chúng tôi rất vui nếu những người đang đọc bài viết này cũng muốn tham gia và quyên góp nếu như họ không phiền”, anh chàng 22 tuổi nhắn nhủ.

Bạn đọc ở TP.HCM có câu chuyện muốn chia sẻ hay vấn đề cần phản ánh có thể gửi thông tin về hộp mail Saigontalk@zing.vn.

Hẹn hò online cùng người lạ những ngày TP.HCM giãn cách xã hội

Không thể gặp mặt trực tiếp, những bạn trẻ ở TP.HCM tìm cho mình cách để duy trì kết nối thông qua các ứng dụng hẹn hò giữa thời điểm giãn cách xã hội.

Saigon Talk: 'Mở quán chớ, nhớ khách quá rồi'

Yêu xa giữa mùa giãn cách, bà Hai bán bún bò, ngày khai trường đặc biệt là những chuyện được kể trong Saigon Talk tuần này.

Dân chung cư ở TP.HCM khổ vì tiếng ồn từ hàng xóm

Thời gian giãn cách kéo dài, hầu hết cư dân phải ở nhà kể cả trẻ nhỏ. Tiếng ồn sinh hoạt, vui chơi, nấu nướng của nhiều gia đình đã phần nào gây ảnh hưởng đến cư dân xung quanh.

Tong Bi thu: Thoi diem bat dau ky nguyen moi la Dai hoi XIV cua Dang hinh anh

Tổng Bí thư: Thời điểm bắt đầu kỷ nguyên mới là Đại hội XIV của Đảng

0

“Thời điểm bắt đầu kỷ nguyên mới là Đại hội XIV của Đảng, từ đây, mọi người dân Việt Nam, hàng trăm triệu người như một, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đồng tâm hiệp lực, chung sức đồng lòng, tranh thủ tối đa thời cơ, thuận lợi, đẩy lùi nguy cơ, thách thức, đưa đất nước phát triển toàn diện, mạnh mẽ, bứt phá và cất cánh".

Đông Dương

Bạn có thể quan tâm