Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Giá dầu về dưới 30 USD, chứng khoán toàn cầu lại lao dốc

Trong phiên giao dịch sáng 26/1, giá dầu thô về mức dưới 30 USD một thùng, giảm gần 6% so với phiên trước đó trong bối cảnh Iraq tuyên bố sản lượng sản xuất dầu tháng trước tăng.

Giá dầu tiếp tục giảm sau vài ngày tăng giá khiến sàn chứng khoán toàn cầu lao đao. Ảnh: Reuters

Theo Reuters, dầu thô Brent LCOc1 giảm 5,2%, về mức 30,5 USD một thùng trong khi dầu thô CLc1 của Mỹ giảm 5,8%, về mức 30,34 USD một thùng vào hôm 25/1. Sớm 26/1, nhiên liệu này giảm thêm 1,55% về mức 29,87 USD một thùng.

Sau 2 ngày khởi sắc, chứng khoán châu Á lại tụt dốc. Chỉ số Nikkei của Nhật Bản .N225 giảm 2,2% trong khi cổ phiếu của Hàn Quốc .KS11 giảm 0,6%. Chỉ số rộng nhất của cổ phiếu châu Á – Thái Bình Dương ngoài Nhật Bản .MIAPJ0000PUS MSCI giảm 0,3%.

Tại Mỹ, cổ phiếu của nhóm năng lượng S & P .SPNY giảm 4,5%. Exxon và Chevron giảm hơn 3% trong khi ConocoPhillips giảm 9,2% sau khi Barclays cho biết họ sẽ cắt giảm cổ tức ít nhất 75%.

Chỉ số công nghiệp Dow Jones .DJI giảm 208,29 điểm, tương đương 1,29% về mức 15.885,2. Chỉ số S&P 500 .SPX mất 29,82 điểm, tương đương 1,56% về mức 1.877,08 và Nasdaq Composite .IXIC giảm 72,69 điểm, tương đương 1,58% về mức 2.518,49 điểm.

Michael James, Giám đốc quản lý giao dịch chứng khoán tại Wedbush Securities ở thành phố Los Angeles, cho hay: “Tất cả là do dầu. Thị trường dầu mỏ khởi sắc vào hôm 21/1 và 22/1 đã thúc đẩy sắc xanh tại sàn chứng khoán. Vì vậy,  tình trạng hiện tại không phải là điều đáng ngạc nhiên”.

“Bạn không thấy bất kỳ bằng chứng rõ ràng nào về sự cải thiện trong nền tảng kinh tế dù nhìn vào đâu – Trung Quốc, Mỹ hay dầu mỏ. Vì vậy, trong tương lai gần, thật khó để dự đoán giá trị tài sản rủi do sau một loạt các biến động”, Tatsushi Maeno, giám đốc quản lý tại PineBridge Investments, nói.

Đồng yen của Nhật và đồng euro tăng giá so với đồng đôla Mỹ trong khi đồng đôla của Canada mất giá. Tuy nhiên, tuyên bố chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) vào hôm 27/1 và thông báo của ngân hàng Nhật Bản vào hôm 29/1 có thể thay đổi tâm lý của các nhà đầu tư.

Một số nhà đầu tư kỳ vọng, ôn hoà của FED sẽ xoa dịu tâm lý thị trường. Ngoài ra, nhiều người suy đoán rằng ngân hàng Nhật Bản có thể đưa ra những biện pháp nhằm kích thích nền kinh tế trong tuần này.

Hôm 25/1, người phát ngôn Bộ Dầu mỏ Iraq cho biết, sản xuất dầu mỏ của nước này đạt mức kỷ lục trong tháng 12, khi sản lượng ở các vựa dầu khu vực miền trung và miền nam tăng.

Trong khi đó, Iraq có thể tiếp tục tăng sản lượng dầu trong năm nay, đạt mức 4 triệu thùng một ngày từ phía nam của đất nước, một quan chức cấp cao cho biết.

Theo AP, sàn châu Á trong phiên chiều hôm 26/1 tiếp tục lao dốc.

Chỉ số Shanghai Composite Index giảm 6,5%, về mức 2.748,54. Trong khi đó, cổ phiếu của các ngành năng lượng ở Hong Kong giảm 5,2%, kéo chỉ số Hang Seng Index xuống 2,3%, về mức 18.863,64.

Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản giảm 2,4% và Kospi của Hàn Quốc giảm 1,2%. Thị trường chứng khoán Australia và Ấn Độ đang đóng cửa nghỉ lễ.

Sàn Nga cũng giảm hơn 3,5% và đồng ruble tiếp tục mất giá sau khi giá dầu xuống dưới mức 30 USD một thùng.

Giá dầu tăng mạnh, cổ phiếu toàn cầu ngập sắc xanh

Giá dầu và chứng khoán toàn cầu lội ngược dòng do dự đoán các ngân hàng trung ương sẽ mở rộng biện pháp kích thích tăng trưởng kinh tế đối phó với tình trạng bất ổn của thị trường.

Giá rét cứu vãn thị trường tài chính toàn cầu

Thời tiết khắc nghiệt của mùa đông đã giúp giá dầu thô tăng vọt trong 2 phiên cuối tuần, kéo chứng khoán khởi sắc theo để có tuần tăng điểm đầu tiên trong năm mới 2016..

Kim Ngân

Bạn có thể quan tâm