Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Giá dầu rớt mạnh sau cuộc đàm phán ở Qatar

Cuộc đàm phán diễn ra tại thủ đô của Qatar diễn ra trong hơn 10 giờ và kết thúc mà không có thỏa thuận nào đạt được. Nguyên nhân chính đến từ đối đầu giữa Ả-rập Xê-út và Iran.

Giá dầu giảm mức thấp nhất trong 2 tháng sau khi cuộc đàm phán hôm 17/4 giữa các nước sản xuất dầu lớn nhất thế giới kết thúc mà không đạt được sự đồng thuận về việc giới hạn sản lượng.

Phiên giao dịch ngày 17/4, giá các hợp đồng giao dầu tương lai giảm 6,8% trên sàn New York, mức giảm lớn nhất kể từ ngày 1/2. Cuộc đàm phán diễn ra tại thủ đô Doha của Qatar diễn ra trong hơn 10 giờ và kết thúc mà không đạt được thỏa thuận.

Một trong những trở ngại lớn đến từ việc Hoàng tử Mohammed bin Salman của Ả-rập Xê-út khăng khăng không kiềm chế sản lượng dầu nếu các nước sản xuất dầu lớn khác, bao gồm Iran, không tham gia cam kết.

Gia dau lai giam anh 1
 

“Các yếu tố cơ bản trên thị trường chẳng có gì thay đổi, nhưng niềm tin về sự phối hợp giữa các nước bên ngoài OPEC để kiềm chế sản lượng dầu hiện giờ bằng 0”, David Hufton, CEO của hãng môi giới PVM Group tại London cho biết.

“Nguồn cung dầu mỏ cần cắt giảm để cân bằng thị trường phải hoàn toàn tới từ các nước ngoài OPEC. Một lần nữa, Ả-rập Xê-út lại giáng một đòn mạnh vào các nước sản xuất dầu mỏ và việc này giống như đóng chiếc đinh cuối cùng vào cỗ quan tài của các nhà sản xuất đá phiến đang dài cổ trông mong giá dầu tăng”.

Trên sàn New York Mercantile Exchange, giá dầu thô West Texas Intermediate (WTI) giao tháng 5 giảm 2,75 USD xuống còn 37,61 USD/thùng và ở mức 39,57 USD/thùng lúc 9h57 sáng giờ London. Hôm thứ 6, mức giảm là 1,14 USD (2,8%), còn 40,36 USD/thùng.

Trên sàn ICE Futures Europe exchange London, hợp đồng dầu Brent giao tháng 6 cũng giảm 3 USD, tương đương 7%, xuống còn 40,1 USD/thùng. Giá chuẩn toàn cầu đang cao hơn WTI giao tháng sáu 1,4 USD.

Bộ trường dầu mỏ đến từ 16 nước chiếm một nửa sản lượng dầu thế giới tụ họp tại Doha nhằm tìm cách bình ổn thị trường đầu toàn cầu. Đây được cho là nỗ lực hợp tác đầu tiên giữa các nước OPEC và các nước ngoài tổ chức này trong 15 năm qua. Cuộc thảo luận đi vào ngõ cụt khi Ả-ập Xê-út và các nước vùng vịnh không đồng ý với bất cứ thỏa thuận nào nếu tất cả các nước thành viên OPEC, gồm Iran, không tham gia. Đại diện Iran không xuất hiện tại cuộc đàm phán này.

“Cuộc đàm phán là minh chứng cho thấy chính phủ Ả-ập Xê-út không muốn nhượng lại thị phần”, Ed Morse, giám đốc bộ phận nghiên cứu hàng hóa toàn cầu tại Citigroup Inc. nhận định. “Họ lo sợ rằng thị trường dầu thế giới có thể suy yếu hoặc giảm giá trong thời gian dài. Từ bài học từ những năm 1980 trên thị trường giá xuống, nếu nhượng lại thị phần thì sẽ rất khó lấy lại”.

Gia dau lai giam anh 2

Bộ trưởng Năng lượng Qatar Mohammed Saleh al-Sada tại đàm phán diễn ra tại Doha ngày 17/4. Ảnh:

 AFP.

Theo khảo sát của Bloomberg tuần trước, giới phân tích tỏ ra không tin tưởng về ảnh hưởng tới nguồn cung dầu toàn cầu của thỏa thuận này.

Các nhà phân tích của Goldman Sachs Group Inc. và Barclays Plc dự đoán giá dầu sẽ vẫn tiếp tục giảm cho đến nửa cuối năm 2016, khi lượng dầu dư thừa toàn cầu bắt đầu giảm. Morgan Stanley lo ngại sản lượng dầu của các nước OPEC tăng thêm và việc bình ổn thị trường dầu có thể bị trì hoãn tới năm 2018 nếu Ả-ập Xê-út tăng sản lượng dầu lên hơn 11 triệu thùng/ngày.

Theo Energy Aspects, dù thỏa thuận kiềm chế sản lượng không ảnh hưởng nhiều tới việc cân bằng thị trường, nhưng cuộc đàm phán thất bại sẽ gây ra cú sốc tâm lý lớn.

Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak cho biết ông không ngạc nhiên với kết quả cuộc đàm phán. Ông Novak cho biết, hôm thứ 7, các nhà lãnh đạo Ả-rập Xê-út, Qatar, Venezuela và Nga, đã đồng ý với một đự thảo, tuy nhiên, một số nước đã thay đổi ý kiến ngay trước thềm hội nghị diễn ra ngày hôm sau, khiến cuộc thảo luận trở nên gay gắt.

“Việc Ả-rập Xê-út từ chối thỏa thuận cho thấy chính sách dầu mỏ của nước này bị ảnh hưởng lớn bởi những xung đột chính trị với Iran hiện nay”, Jason Bordoff, cựu quan chức nhà trắng, giám đốc Trung tâm Chính sách năng lượng toàn cầu tại đại học Columbia, nhận định.

Việc kiềm chế sản lượng dầu mỏ lẽ ra có thể đẩy nhanh quá trình bình ổn thị trường trong 6 tháng, giờ đây bị đẩy lùi xuống giữa năm 2017, ông Novak cho biết trong một họp báo sau cuộc đàm phán. “Cơ hội về một thỏa thuận trong thương lai chưa hết, nhưng Nga không còn lạc quan như trước nữa”, ông nói.


Hoài Thu

Bạn có thể quan tâm