Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Giá dầu giảm, doanh nghiệp họ khí 'lên ngôi'

Giá dầu liên tục giảm sâu và dự báo còn tiếp tục giảm đang là khó khăn lớn đè nặng lên hoạt động sản xuất - kinh doanh của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và các đơn vị thành viên.

Đồng thời có nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp tới tiến độ triển khai các dự án thăm dò, khai thác cũng như hoàn thành kế hoạch doanh thu và lợi nhuận của toàn Tập đoàn.

Trong bối cảnh này, các DN khai thác, kinh doanh khí vốn được đánh giá là chịu tác động ít hơn so với các đơn vị khai thác và kinh doanh dầu được kỳ vọng sẽ trở thành “cứu cánh” cho PVN trong giai đoạn khó khăn này.

Ông Nguyễn Quỳnh Lâm, Tổng giám đốc công ty Điều hành dầu khí Biển Đông (Bien Dong POC) cho biết, tác động từ giá dầu giảm tới giá khí tương đối ít. Tuy nhiên, do công thức tính giá bán bán khí áp dụng theo cách 50% tính theo dao động của giá dầu thô, 50% còn lại tính theo mức lạm phát hàng năm, nên giá khí thời gian qua cũng chịu ảnh hưởng phần nào bởi giá dầu giảm. công ty đang rà soát và tìm các giải pháp để giảm thiểu quy trình khai thác nhằm cắt giảm và tối ưu hóa chi phí.

“Hiện nay, giàn khai thác của Dự án PTCS Biển Đông 1 của công ty đều do các kỹ sư và chuyên gia Việt Nam đảm nhiệm. Điều này chứng minh khả năng điều hành và nắm bắt công nghệ của Việt Nam đã tiến bộ rất nhiều sau thời gian dài điều hành, nhờ đó sẽ góp phần tiết giảm chi phí cho công ty ”, ông Lâm chia sẻ.

Nếu giá dầu giảm dưới <abbr class=50 USD/thùng trong thời gian dài thì ảnh hưởng sẽ khá nặng nề." src="" data-src="https://photo.znews.vn/Uploaded/pgi_xvauqbnau/2015_01_29/13_ZULM.jpg" />

Nếu giá dầu giảm dưới 50 USD/thùng trong thời gian dài thì ảnh hưởng sẽ khá nặng nề.

Đánh giá về tình hình triển khai các dự án và kế hoạch sản xuất - kinh doanh của công ty năm 2015, ông Lâm cho rằng, có nhiều thách thức, song cũng không ít cơ hội, mở ra triển vọng thuận lợi cho DN và cả PVN.

“Trong khi giá dầu đang giảm thì công tác thăm dò đối với các dự án cấp bách cần tập trung triển khai ngay để tận dụng được lợi thế giá thành thấp. Do giá dầu ảnh hưởng không quá lớn đến giá khí nên cần tập trung khai thác và phát triển các dự án khí. Đối với dự án tầm cỡ quy mô lớn như lô B Ô Môn trước đây có thể là vượt quá khả năng tài chính, tuy nhiên sau khi khai thác được mỏ Hải Thạch, Mộc Tinh thì tiềm lực và năng lực của Tập đoàn đủ sức để phát triển. Đây là cơ hội lớn trong thời điểm khó khăn, do đó cần nắm bắt và tận dụng thời điểm này để đàm phán với nhà thầu nhằm lấy lại và phát triển dự án”, ông Lâm nhấn mạnh.

Ông Đỗ Khang Ninh, Tổng giám đốc Tổng công ty Khí (PVGas) đồng tình với quan điểm này và kiến nghị PVN đẩy mạnh đàm phán với nhà thầu dự án lô B Ô Môn để tái triển khai dự án.

“Đây là dự án hoàn toàn nằm trong tầm tay của PVN, thậm chí có thể để Tập đoàn sở hữu 100% vốn, mà không cần liên doanh, liên kết. Hiện nay, vốn không thiếu, bản thân PVGas cũng đủ khả năng tài chính để tiếp tục triển khai; nếu cần đi vay thì cũng dễ, vì tiềm lực của PVGas khá vững vàng, phía ngân hàng sẵn sàng cho vay để đầu tư. Do đó, nên khẩn trương khôi phục dự án này để nắm bắt cơ hội”, ông Ninh đề xuất.

Về kết quả sản xuất - kinh doanh năm 2014, ông Ninh cho biết, trong những tháng cuối năm 2014, PVGas cũng rơi vào tình trạng tương tự như Bien Dong POC là “mua đắt, bán rẻ” đối với khí khai thác tại mỏ Hải Thạch và Mộc Tinh do công thức tính giá khí một nửa theo giá dầu và một nửa theo trượt giá. Tính đến cuối năm 2014, giá dầu FO giảm mạnh nên sản xuất đạm và điện có lợi nhuận, song khai thác khí thì bị lỗ. Mới đây, công ty đã kiến nghị PVN xem xét có giải pháp hợp lý cho giá khí Hải Thạch và Mộc Tinh bán cho các hộ tiêu thụ để tránh thiệt hại cho PVGas do phải bán lỗ.

Theo tính toán của ông Minh, năm nay, nếu giá dầu dưới 60 USD/thùng thì ảnh hưởng cũng không quá lớn, song nếu giá xuống dưới mức 50 USD/thùng trong thời gian dài thì ảnh hưởng sẽ khá nặng nề.

“Cứ giảm 5 USD/thùng dầu thì doanh thu Tổng công ty mất khoảng 1.600 tỷ đồng và lợi nhuận mất 600 tỷ đồng. Do đó, biện pháp tránh ảnh hưởng từ giá dầu giảm hiệu quả nhất năm nay là tập trung sản xuất an toàn và đẩy nhanh tiến độ các dự án khai thác khí để bù đắp nguồn thu như Dự án Nam Côn Sơn, Dự án Nhà máy xử lý khí Cà Mau (GPP Cà Mau). Theo tiến độ thì đầu tháng 8/2015, Dự án Nam Côn Sơn có khí vào bờ, góp phần tăng nguồn nguồn thu cho PVGas”, ông Minh nói.

Đối với Dự án GPP Cà Mau, PVGas sẽ tập trung triển khai việc đưa vào sử dụng khí PM3 Cà Mau, thay cho khí của lô B đã tạm dừng khai thác, thông qua xây thêm đường ống song song với đường ống hiện có để tăng công suất. Theo ông Minh, nếu xây xong đường ống song song trước khi nhà máy xử lý khí đi vào hoạt động sẽ góp phần tăng nguồn cung ứng khoảng 400.000 m3 khí/ngày, góp phần tăng đáng kể đáng kể nguồn cung khí cho Dự án GPP Cà Mau, từ đó tăng hiệu suất của dự án.

Giá dầu giảm, giá nhớt trơ trơ

Chỉ trong tháng 1/2015, giá một số sản phẩm dầu gốc đã giảm 10%-15% so với tháng 12/2014.

http://tinnhanhchungkhoan.vn/thuong-truong/gia-dau-giam-doanh-nghiep-ho-khi-len-ngoi-111129.html

Theo Hiếu Minh/ Đầu tư chứng khoán

Bạn có thể quan tâm