Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Giá đất hiếm Trung Quốc tăng kỷ lục vì chiến tranh thương mại

Do ảnh hưởng từ cuộc chiến thương mại, giá đất hiếm ở Trung Quốc đang tăng lên mức cao nhất trong vài năm gần đây.

Đất hiếm là tên gọi chung của 17 nguyên tố hóa học có vai trò thiết yếu trong việc sản xuất hàng điện tử và công nghệ cao, từ điện thoại, tivi đến camera.

Sau khi chính quyền Mỹ cấm vận cấm Huawei, truyền thông Trung Quốc đồng loạt đả kích Washington. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình kêu gọi nước này sẵn sàng cho cuộc "Vạn lý trường chinh" mới.

“Đáp ứng nhu cầu nội địa sẽ là ưu tiên, nhưng Trung Quốc sẵn sàng cung cấp đất hiếm toàn cầu nếu chúng được dùng một cách hợp lý”, hãng thông tấn nhà nước Tân Hoa Xã bình luận ngày 29/5. “Tuy nhiên, nếu ai đó dùng đất hiếm nhập khẩu để chống lại Trung Quốc, người Trung Quốc sẽ không đồng ý”.

gia dat hiem o Trung Quoc anh 1
Truyền thông Trung Quốc cho rằng đất hiếm là con bài chiến lược của nước này trước Mỹ. Ảnh: Fortune.

Theo Reuters, từ năm 2014-2017, Trung Quốc cung cấp 80% lượng đất hiếm cho Mỹ. Bên cạnh đó Trung Quốc đáp ứng hơn 95% nhu cầu đất hiếm của thế giới. Đây được xem là lợi thế của Trung Quốc trong chiến thương mại đang dần chuyển sang cuộc đua công nghệ cao giữa hai nước.

"Đất hiếm dùng để làm nam châm là loại lý tưởng nhất để sử dụng làm ‘vũ khí’ chiến tranh thương mại. Những loại đất hiếm này có vai trò rất quan trọng đối với những ngành công nghiệp lớn, mức độ cạnh tranh cao và nhạy cảm về giá cả", ông Ryan Castilloux, Giám đốc công ty tư vấn thị trường đất hiếm Adamas Intelligence nói với Reuters.

Khi chiến tranh thương mại Mỹ - Trung leo thang, giá đất hiếm cũng tăng nhanh. Một số loại đất hiếm đang thiết lập kỷ lục về giá như dysprosium, neodymium hay gadolinium oxide.

Trong đó, dysprosium - một loại đất hiếm dùng để chế tạo nam châm, đèn cao áp hay thanh điều khiển hạt nhân - tăng giá lên đến 2.025 NDT/kg (khoảng 293 USD). Theo Asian Metal, đây là mức giá cao nhất của loại đất hiếm này kể từ tháng 6/2015.

gia dat hiem o Trung Quoc anh 2
Lao động làm việc tại mỏ kim loại đất hiếm ở Nam Xương, tỉnh Giang Tây vào tháng 10/2010. Ảnh: Getty Images.

Hiện tại, giá của dysprosium đã tăng 14% so với ngày 20/5. Đây là ngày chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến thăm một nhà máy sản xuất đất hiếm. Động thái này đã dấy lên những đồn đoán về việc Trung Quốc sẽ dùng đất hiếm để đe dọa Mỹ trong cuộc chiến thương mại.

Giá đất hiếm neodymium đã tăng lên mức hơn 63 USD/kg, cao nhất kể từ tháng 7 năm ngoái. Giá neodymium đã tăng 30% kể từ hôm 20/5. Loại đất hiếm này là vật liệu quan trọng để sản xuất nam châm dùng trong động cơ và tua bin.

Đất hiếm oxit gadolinium được sử dụng trong các thiết bị chẩn đoán hình ảnh y tế và pin nhiên liệu đã tăng 12,6% so với ngày 20/5, đạt mức giá 192.500 NDT/tấn, cao nhất trong 5 năm.

gia dat hiem o Trung Quoc anh 3
Giá các loại đất hiếm đang tăng cao.

Theo bà Helen Lau, một nhà phân tích tại Argonaut Securities (Hong Kong), giá đất hiếm ở Trung Quốc bắt đầu có biến động ngay sau khi nước này đưa ra lệnh cấm nhập khẩu đất hiếm từ Myanmar.

Ngày 13/5, tờ Securities Times của Trung Quốc nói rằng hải quan tỉnh Vân Nam sẽ cấm nhập khẩu đất hiếm ở Myanmar từ ngày 15/5. Myanmar là nguồn cung cấp chính các đất hiếm có độ nặng trung bình cho Trung Quốc.

“Sau đó vài ngày, bạn có thể thấy giá đất hiếm càng tăng mạnh hơn, nguyên nhân được cho là Trung Quốc dùng các loại đất hiếm này làm ‘vũ khí’ trả đũa Mỹ”, bà Lau nói.

Bà Lau cho biết thêm nếu Trung Quốc sử dụng đất hiếm làm vũ khí thì Mỹ sẽ không có đủ nguồn cung vì họ cần phải có thời gian để xây dựng và chế biến đất hiếm từ con số 0 như hiện nay.

Dù vậy, mới đây các nhà phân tích Phố Wall khẳng định đất hiếm sẽ không phải là "vũ khí" hiệu quả để Trung Quốc đáp trả Mỹ. Theo số liệu từ Cục Khảo sát Địa chất Mỹ, nền kinh tế lớn nhất thế giới sở hữu trữ lượng đất hiếm 1,4 triệu tấn.

Trung Quốc cáo buộc Mỹ 'khủng bố kinh tế trắng trợn'

Ông Trương Hán Huy, thứ trưởng ngoại giao Trung Quốc, cho biết nước này phản đối chiến tranh thương mại nhưng "không sợ hãi", cáo buộc Mỹ đang "khủng bố kinh tế trắng trợn".

Nhà giàu TQ tháo chạy ra nước ngoài vì chiến tranh thương mại

Số triệu phú Trung Quốc sang Anh định cư tăng tới 45% giữa hai quý gần nhất. 10.000 triệu phú Trung Quốc đã rời bỏ đất nước trong năm 2017.




Lê Trọng

Bạn có thể quan tâm