Trong văn bản kiến nghị của Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) gửi đến Thủ tướng, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề xuất sửa đổi một số điều trong Luật Đất đai 2013 đã đề cập đến vấn đề này.
Cụ thể, HoREA cho rằng lâu nay việc tính giá đất đều do Chính phủ ban hành và không phù hợp với tình hình thực tiễn ở các địa phương, đặc biệt tại TP.HCM, Hà Nội…
Theo quy định, từ khung giá đất của Chính phủ, UBND TP.HCM chỉ được phép quy định mức giá đất cao hơn khung không quá 30%. Như vậy, bảng giá đất cao nhất hiện nay ở TP.HCM thuộc các tuyến đường Đồng Khởi, Lê Lợi, Nguyễn Huệ chỉ là 194,4 triệu đồng/m2, thấp hơn rất nhiều so với thị trường là trên 1 tỷ đồng/m2.
Trong khi đó, theo HoREA, giá đất chung ở TP.HCM chỉ tương đương khoảng 30-40% giá đất thực tế trên thị trường đã cho thấy sự bất cập của chế định ban hành khung giá đất nên cần được xem xét sửa đổi cho phù hợp.
Như vậy, bảng giá đất của thành phố được xác lập theo cơ chế này thì giá đất của vị trí có giá cao nhất (Đồng Khởi, Lê Lợi, Nguyễn Huệ) và các vị trí có giá đất thấp nhất trong hẻm sâu cũng đều không phù hợp với nguyên tắc "giá đất phổ biến trên thị trường".
Do vậy, Hiệp hội kiến nghị sửa đổi một số điều trong Luật Đất đai 2013 theo hướng Chính phủ không ban hành khung giá đất mà giao toàn quyền cho địa phương chịu trách nhiệm và quyết định ban hành bảng giá. Điều này là cơ sở để đảm bảo thực hiện nguyên tắc "giá đất phù hợp với giá đất phổ biến trên thị trường" theo Luật Đất đai.
Ngoài ra, hiện nay, việc quy trình lập và thẩm định phương án giá đất dự án vẫn còn mất rất nhiều thời gian.
Trước đây, Sở Tài chính chủ trì toàn bộ công tác xác định, thẩm định giá đất dự án; hiện nay lại chia thành 2 gia đoạn: công đoạn xác định phương án giá đất do Sở TNMT chủ trì; sau đó là công đoạn thẩm định giá đất do Sở Tài chính chủ trì. Thời gian thực hiện mất hơn 3 năm làm lỡ cơ hội đầu tư, kinh doanh, góp phần làm tăng giá thành nhà ở, căn hộ chung cư.
HoREA mong muốn quy định này sẽ giao duy nhất cho Sở Tài chính làm đầu mối vừa đơn giản thủ tục vừa tiết kiệm thời gian.
Những phố nào ở Hà Nội có giá đất đắt như Paris, Tokyo?
8 1
Giá "niêm yết" đối với đất thuộc một số tuyến phố ở Hà Nội đắt nhất 162 triệu đồng/m2 nhưng giao dịch thực tế có khi lên đến cả tỷ đồng/m2, đắt ngang Tokyo, Paris, New York.
Ai thổi giá đất Củ Chi tăng ‘dựng đứng’?
5 1
Từ thông tin ban đầu về siêu dự án của "chúa đảo" Tuần Châu tại Củ Chi, giá đất ở đây đang được dân môi giới đẩy lên chóng mặt khiến khu vực này quay lại thời kỳ sốt ảo trước đó.
Không đắt như Paris, Tokyo, giá đất các phố khác ở Hà Nội ra sao?
Giá đất tại Hà Nội vẫn được so sánh với nhiều địa điểm đắt đỏ khác trên thế giới. Tuy nhiên thực tế chỉ một vài địa điểm tại Hà Nội sở hữu giá đất "trên trời".