Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Giá cước taxi sẽ tăng thêm 1.000 đồng/km

Ngay sau khi thông tin tăng giá xăng chính thức được liên Bộ Tài chính - Công thương thông qua, hàng loạt DN taxi trong nước đã lên kế hoạch tăng giá cước thêm từ 600 – 1.000 đồng/km.

Giá cước taxi sẽ tăng thêm 1.000 đồng/km

Ngay sau khi thông tin tăng giá xăng chính thức được liên Bộ Tài chính - Công thương thông qua, hàng loạt DN taxi trong nước đã lên kế hoạch tăng giá cước thêm từ 600 – 1.000 đồng/km.

Taxi gặp khó khi giá xăng tăng

Sau nhiều lần kìm giá để ổn định kinh tế vĩ mô, giá xăng dầu trong nước ngày 28/3 chính thức được liên Bộ Tài chính - Công thương thông qua, với mức tăng từ 362 - 1.430 đồng/lít (tuỳ từng mặt hàng xăng, dầu). Cụ thể, kể từ ngày 28/3, giá xăng RON 92 được đẩy lên mức 24.580 đồng/lít (tăng 1.430 đồng/lít), dầu diezen tăng 362 đồng/lít lên 21.912 đồng/lít, dầu hỏa tăng thêm 480 đồng/lít lên mức 22.080 đồng/lít và dầu madut tăng thêm 807 đồng/lít lên mức 18.457 đồng/lít.

Giá xăng tăng gây nhiều khó khăn cho DN cũng như các tài xế taxi.

Trao đổi với PV về tác động tăng giá xăng dầu vừa qua, ông Đỗ Quốc Bình, Chủ tịch Hiệp hội taxi Hà Nội, cho biết việc điều chính giá xăng dầu vừa qua đã ảnh hưởng rất lớn đến các DN taxi, đặc biệt là các tài xế.

Theo lý giải của ông Bình, với việc điều chỉnh giá xăng trong thời gian vừa qua, đã khiến doanh thu hàng tháng của các lái xe tụt giảm đáng kể. Ước tính mỗi lái xe sẽ mất thêm khoảng 1 - 1,5 triệu đồng/tháng. Đây là khoản tiền lớn so với thu nhập của họ. Vì vậy, trong khi chưa có giá cước mới, các DN sẽ phải lên kế hoạch trợ cấp trực tiếp cho lái bằng cách trợ cấp tiền mặt hoặc tăng phần trăm lợi nhuận cho mỗi đầu xe.

Công nhận những khó khăn này, theo ông Hồ Chương - Tổng Giám đốc công ty cổ phần Mai Linh miền Bắc, cũng như nhiều DN vận tải khác, việc điều chỉnh giá xăng trong thời gian vừa qua đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của công ty. Trong thời gian dài qua, DN taxi đã chịu khá nhiều áp lực về sự biến động liên tục tăng của các chi phí về giá vật tư, nguyên liệu, lương..., đặc biệt là lãi suất ngân hàng.

Phải tăng giá cước

Trước những khó khăn do chịu áp lực của việc tăng giá xăng, nhiều công ty đã liên tục đưa ra giải pháp phải tăng giá cước với mức 600 - 1.000 đồng/km. Ông Đỗ Quốc Bình cho biết sau khi liên bộ quyết định điều chỉnh tăng giá bán lẻ xăng dầu, thì có rất nhiều DN gọi điện đến Hiệp hội và kiến nghị phải thực hiện điều chỉnh ngay giá cước để gỡ khó khăn.

Đáp lại những kiến nghị này, ông Bình cho biết trước mắt trong khi chưa điều chỉnh giá cước taxi, thì việc đầu tiên là DN phải làm là đảm bảo được đời sống cho người lao động. Cùng với đó là cần tìm cách cân đối giảm chi phí, cố gắng giảm ở mức cao nhất. Theo lý giải của ông Bình, hơn một năm qua, giá xăng có nhiều biến động nhưng nhiều DN thành viên của Hiệp hội taxi Hà Nội hầu như không tăng giá.

Trong đó, lần cuối các DN tăng giá cước là ngày 7/3/2012 khi giá xăng tăng lên 21.300 đồng/lít. Tuy nhiên, đến nay ngày 28/3/2013 giá xăng đã tăng lên 24.580 đồng/lít (tức 3.280 đồng/lít), đây là một mức chênh lệch khá lớn. Với mức chênh lệch như vậy, các hãng taxi sẽ buộc phải tăng giá dịch vụ. Dự kiến, mức tăng sẽ từ 600 - 1.000 đồng/km và được thực hiện trong vài ngày tới. Cũng theo ông Bình, tăng giá cước là điều không DN nào mong muốn vì sẽ mất đi một lượng lớn khách hàng. “Tuy nhiên, chúng tôi không còn cách nào khác do giá cước hiện nay không đủ để bù lại cho chi phí hoạt động của DN”, ông Bình chia sẻ.

Cùng quan điểm với ông Bình, ông Hồ Chương cũng cho biết, ngay sau khi tăng giá, công ty đã nhanh chóng cho tổng hợp lại tất cả các tác động liên quan chi phí như phí cầu đường, giá xăng… Sau khi lên kế hoạch này, đơn vị đã đi đến quyết định điều chỉnh giá cước thêm 700 đồng/km (đối với dòng xe 7 chỗ) và 600 đồng/km (đối với dòng xe 5 chỗ). Thời gian điều chỉnh sẽ được thực hiện trong một, hai ngày tới.

Theo VnMedia

Theo VnMedia

Bạn có thể quan tâm