Ông Nguyễn Đức Trung – Phó Cục Trưởng Cục Viễn thông chi biết, theo thống kê của các nhà mạng, giá cước trong gói của Việt Nam chỉ bằng 30-65% so với khu vực, trong khi mức ngoài gói chỉ bằng 19,4%. Theo chia sẻ của đại diện cục viễn thông, số liệu này không chỉ khiến người dùng, giới truyền thông mà ngay cả bộ cũng thấy giật mình. Thực tế, theo báo cáo của doanh nghiệp, 80% giá thành của dịch vụ 3G hiện được tính vào cơ sở hạ tầng.
"Phần lớn các thiết bị viễn thông Việt Nam chưa tự sản xuất được mà phải nhập khẩu ở nước ngoài. Ví như một trạm BTS, nếu Singapore nhập của Huawei thì các nhà mạng Việt Nam cũng phải nhập của đối tác này, giá cả do đó là tương đồng, dù mức thu nhập của người quốc gia này cao hơn nhiều so với Việt Nam. Như vậy, sự khác nhau giữa giá thành ở Việt Nam và thế giới chỉ phụ thuộc vào 20% còn lại thôi", ông Trung cho hay.
Vị này cũng khẳng định không có chuyện bù chéo lỗ từ dịch vụ 2G sang dịch vụ 3G, vì "nếu đã nói đến bù chéo thì không đặt ra nguyên tắc giá thành làm gì nữa". Trong khi đó, đại diện ba nhà mạng đều khẳng định, việc điều chỉnh giá cước 3G đã có lộ trình, mức giá mới này vẫn dưới giá thành, và trong tương lai chắc chắn sẽ phải điều chỉnh thêm nữa, theo hướng bỏ dần các gói cước 3G không giới hạn lưu lượng.
Vì sao nhà mạng không thể công khai chi phí 3G?
Theo một chuyên gia viễn thông, mục đích lần tăng cước này là nhà mạng đẩy nhanh thu hồi vốn đầu tư vào hạ tầng mạng 3G, vì nhận thấy thị trường không dễ mở rộng thêm nữa, với lượng người dùng 3G chỉ xoay quanh con số 16 triệu thuê bao từ năm 2011 đến nay.
Nhà mạng đút túi thêm ngàn tỷ từ tăng cước 3G
1
Các chuyên gia khẳng định, doanh nghiệp viễn thông có dấu hiệu thỏa thuận tăng giá cước 3G, vi phạm Luật Cạnh tranh. Và nhờ tăng cước, nhà mạng đã đút túi thêm hàng ngàn tỷ đồng.
Tăng cước 3G, nhà mạng nói gì về chất lượng?
2
Nhiều người dùng đã ngay lập tức hủy dịch vụ 3G trước 0g hôm nay, 16/10, khi ba nhà mạng: Mobifone, Vinaphone và Viettel chính thức tăng các gói cước 3G 20%, trong đó có những gói tăng 40%.