Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Giá Bitcoin tuột dốc 50% từ mức đỉnh

So với mức kỷ lục được thiết lập hồi cuối năm 2021, giá Bitcoin đã lao dốc gần 50%. Giới chuyên gia cảnh báo đồng tiền này còn có thể sụt giảm mạnh hơn nữa.

Theo dữ liệu của CoinMarketCap hôm 22/1 (theo giờ Việt Nam), giá Bitcoin có thời điểm rơi xuống ngưỡng 34.300 USD/đồng rồi phục hồi nhẹ về mức 35.000 USD/đồng, giảm 9,19% so với 24 giờ trước đó. Như vậy, so với mức đỉnh 68.789 USD/đồng thiết lập hôm 10/11/2021, Bitcoin đã sụt giá gần 50%.

Giá trị vốn hóa thị trường của đồng tiền bị thu hẹp còn 670 tỷ USD. Tổng giá trị vốn hóa của thị trường tiền mã hóa cũng giảm 11,43% so với 24 giờ trước đó xuống còn 1.620 tỷ USD.

Ether - đồng tiền mã hóa lớn thứ hai thế giới - cũng giảm 13,94% so với 24 giờ trước đó xuống 2.441 USD/đồng. Trong nhóm 10 đồng tiền mã hóa có giá trị vốn hóa lớn nhất, Solana - đồng tiền mã hóa lớn thứ bảy - chứng kiến mức giảm lớn nhất với 21,53% chỉ sau vỏn vẹn một ngày.

Bitcoin sut gia anh 1

Giá Bitcoin vẫn tiếp tục đà giảm mạnh. Ảnh: CoinMarketCap.

"Giá Bitcoin lao dốc khi các nhà đầu tư vội vàng loại bỏ những tài sản rủi ro ra khỏi danh mục đầu tư sau khi cổ phiếu trượt giá mạnh”, chuyên gia tài chính Edward Moya tại hãng tư vấn Oanda nhận định.

Một rủi ro khác đối với Bitcoin là cuộc họp chính sách Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC) vào tuần tới. FOMC là cơ quan hoạch định chính sách tiền tệ của FED. Những quyết định của FOMC sẽ ảnh hưởng tới lãi suất và các biến số kinh tế.

“Nhà đầu tư đang dồn sự chú ý vào cuộc họp diễn ra trong tuần tới”, ông Moya chia sẻ. “Các tài sản rủi ro đã bị giáng đòn mạnh. Đà bán càng tăng nhanh sau khi Bitcoin tuột giá xuống dưới ngưỡng 40.000 USD/đồng”, ông nói thêm.

Theo vị chuyên gia, Bitcoin vẫn đang nằm trong vùng nguy hiểm. “Sau khi lao dốc xuống dưới mức 37.000 USD/đồng, Bitcoin có thể giảm còn 30.000 USD/đồng”, ông Moya cảnh báo.

Vì sao giá chứng khoán và Bitcoin đồng loạt lao dốc?

Những động thái của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) khiến các nhà đầu tư ồ ạt bán tháo tài sản rủi ro. Thị trường chứng khoán và tiền mã hóa chìm trong sắc đỏ.

Các nhà máy Trung Quốc chịu sức ép lớn bởi Omicron

Mới đây, một quan chức Trung Quốc thừa nhận hoạt động sản xuất tại nước này đang đối mặt với áp lực giảm lớn. Nguyên nhân là tình hình dịch bệnh trên toàn cầu và nhu cầu suy yếu.

Thảo Phương

Bạn có thể quan tâm