1. Chương trình đào tạo cần tập trung định hướng nghề nghiệp: Đại học từng được coi là nơi để sinh viên tập trung khám phá đam mê, không hoàn toàn hướng đến sự nghiệp cụ thể. Tuy nhiên, sinh viên hiện nay, đặc biệt là sinh viên gen Z, sẵn sàng dành thời gian theo đuổi những cơ hội việc làm không liên quan chuyên ngành ở đại học. Khảo sát do ECMC Group và VICE Media thực hiện cho thấy 74% học sinh trung học cho rằng nền giáo dục nên tập trung phát triển các kỹ năng cứng liên quan việc làm (khoa học, công nghệ, kỹ thuật, toán học). Ngoài ra, 50% người khẳng định họ sẵn sàng theo đuổi một lĩnh vực hoàn toàn mới để chuẩn bị cho tương lai. Ảnh: College Marketing Group. |
2. Công nghệ là yếu tố không thể thiếu: Gen Z được coi là "người bản địa kỹ thuật số". Vì thế, họ là những người hiểu biết về công nghệ và mong muốn các trường đại học cập nhật, áp dụng công nghệ hiện đại vào chương trình đào tạo. Đây là lý do nhiều tổ chức đại học sáng tạo các ứng dụng liên quan để hỗ trợ sinh viên học tập. Một báo cáo từ Barnes & Noble College cho thấy các sinh viên gen Z mong muốn sử dụng những công cụ mới như sách giáo khoa kỹ thuật số, học tập dựa trên nền tảng trò chơi, video trực tuyến. Ảnh: Friedberger-burgfest. |
3. Mô hình học phí thay đổi: Sinh viên gen Z luôn quan tâm đến học phí và các khoản nợ khi lên đại học. Hiện, nhiều người muốn tìm đến hệ thống giáo dục giá cả phải chăng. Vì thế, nhiều đại học lớn đang cân nhắc điều chỉnh mô hình học phí để thu hút sinh viên ghi danh, theo Collegis Education. Ảnh: Delfi. |
4. Đa dạng và hòa nhập trở thành ưu tiên hàng đầu: Trước đây, nhiều trường đại học thành lập để phục vụ một số đối tượng nhất định, ví dụ trường toàn nam sinh, trường toàn nữ sinh hoặc trường dành cho người da trắng... Hiện, các trường mở rộng tuyển sinh do nhu cầu học tập của gen Z thay đổi. Trung tâm nghiên cứu Pew tiết lộ, hiện nay các trường đại học tại Mỹ chỉ có 52% sinh viên là người da trắng. Điều này chứng tỏ các trường đại học bắt đầu quan tâm đến sự đa dạng và hòa nhập trong môi trường học đường. Ảnh: Professional Carwashing & Detailing. |
5. Sinh viên không cần ở ký túc xá: Trước đây, sinh viên đại học ở Mỹ thường sống trong ký túc xá, rất hiếm sinh viên chọn sống bên ngoài. Tuy nhiên, một cuộc khảo sát gần đây cho thấy 20% sinh viên gen Z dự định theo học một trường ở địa phương để không cần dọn vào ký túc xá. Ngoài ra, học online đang dần trở thành xu hướng, sinh viên không cần đến trường học như truyền thống. Dữ liệu từ Trung tâm Thống kê Giáo dục Quốc gia (NCES) cho thấy tỷ lệ sinh viên đại học trong độ tuổi từ 15 đến 23 tham gia học trực tuyến đã tăng từ 12% vào năm 2004 lên 37% vào năm 2016. Ảnh: Mashvisor. |
6. Chăm sóc sức khỏe tâm lý là thiết yếu: Gen Z nhận thức sâu sắc về các vấn đề tâm lý và luôn mong muốn được cung cấp các dịch vụ liên quan. Qua đó, các cơ sở giáo dục đại học đã đáp ứng nhu cầu của sinh viên bằng cách tăng cường dịch vụ hỗ trợ tâm lý cho sinh viên. Tùy thuộc từng trường, sinh viên có thể sử dụng các dịch vụ tư vấn, trị liệu, hội thảo sức khỏe,... Ảnh: MyDeal. |