Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

'Gen sinh mệnh' mạnh mẽ nhất khi đói và rét

Chính trong quá trình tiến hóa hàng vạn năm chống chọi với môi trường sống đầy khó khăn đó mà cơ thể chúng ta được thừa hưởng gen sinh tồn.

Ăn ít để khỏe là một tác phẩm của tác giả Yoshinori Nagumo. Cuốn sách nói về lịch sử loài người đối với thức ăn, cách kiếm ăn và đặc biệt là giới thiệu phương pháp ăn khoa học, dù ít hơn nhiều người hình dung nhưng vẫn có một sức khỏe ổn định. Được sự đồng ý của Thái Hà Books, Zing trích đăng một phần cuốn sách.

Như đã nói ở trên, tổ tiên chúng ta trước đây đã phải trải qua thời kì đói rét, khí hậu khắc nghiệt.

Chính trong quá trình tiến hóa hàng vạn năm chống chọi với môi trường sống đầy khó khăn đó mà cơ thể chúng ta được thừa hưởng gen sinh tồn, hay còn gọi là “gen sinh mệnh”, được trang bị những thành phần để thích nghi với cái đói và cái rét.

Vốn dĩ, khả năng thích nghi của loài người được phát huy ở mức cao nhất dưới tác động của môi trường, giúp cơ thể con người dần trở nên tối ưu hơn. Cho nên, đối với “gen sinh mệnh”, lý do khiến gen này được kích hoạt nhiều nhất là cơ thể phải chịu đói và rét.

An it de khoe anh 1

Gen sinh mệnh được kích hoạt mạnh mẽ nhất khi cơ thể bị đói và rét. Ảnh: CafeF.

Nói cách khác, những người có “gen tiết kiệm” sẽ có khả năng sống sót nhờ tiêu thụ ít năng lượng hơn khi đói, điều này rất có ích cho việc sinh tồn. Hầu hết người sống ở thời kì đó đều hiểu rằng trong người họ mang loại gen này.

Tuy nhiên, sự tối ưu của gen này có một nhược điểm, đó là nó không thể thích nghi tốt với sự thay đổi của môi trường trong một điều kiện nhất định nào đó. Để thích nghi với điều kiện mới, loài người cần phải trải qua quá trình tiến hóa hàng vạn năm.

Có nghĩa là chúng ta đã có khả năng thích nghi cao hơn bình thường đối với việc bị đói, nhưng chưa có khả năng chịu đựng tình trạng dư thừa thức ăn, lúc này gen sinh mệnh hoạt động thậm chí còn gây hại cho cơ thể.

Cơ thể chúng ta có thể thích nghi mạnh mẽ với trạng thái đói nhưng chưa quen với trạng thái no

Chúng ta hãy cùng nhớ lại một điều, lịch sử 170.000 năm của loài người là một cuộc chiến dài chống chọi với đói và rét, trong khi khoảng thời gian con người được ăn no thật ít ỏi, chưa tới 100 năm.

Hiện nay, ngày càng có nhiều người ăn đến no bụng với những bữa ăn với hàm lượng calo lớn, khiến lượng năng lượng cần tiêu hao trong ngày tăng mạnh. Và cơ thể của những người đó sẽ bị thay đổi nếu họ không thể thích nghi với cuộc sống ăn quá nhiều như vậy.

An it de khoe anh 2

Tiểu đường là căn bệnh phổ biến liên quan đến ăn uống không khoa học. Ảnh: Arlafoodsingredients.

Trên thực tế, khi ăn quá nhiều, chúng ta sẽ nhanh chóng béo lên. Nếu cứ tiếp tục ăn uống vô tội vạ và không ngừng béo lên, điều gì sẽ xảy đến với con người chúng ta?

Đã có không ít người tự hào với cơ thể nặng hơn 100kg của mình. Các bạn cũng đều từng thấy trên ti vi những người nặng tới 200 - 300kg, không thể tự mình ngồi dậy trên giường. Nếu tất cả chúng ta đều thành ra như vậy, chẳng phải loài người rồi sẽ bị tuyệt chủng sao?

Chính sự xuất hiện của thói quen ăn uống vô độ là nguyên nhân dẫn tới căn bệnh tiểu đường, còn được gọi là “căn bệnh quốc dân”, và kéo theo đó là sự gia tăng các bệnh như ung thư, nhồi máu cơ tim.

Lẽ thường, sau chiến tranh, người dân cả nước đều có chung mục tiêu hướng đến xây dựng một quốc gia mà ở đó người dân được ăn no. Nhưng mục tiêu đó ngày nay lại thành ra nghịch lý khi mà việc ăn uống no nê lại là tác nhân phá hoại cơ thể con người qua nhiều loại bệnh tật khác nhau như tiểu đường và vô số bệnh khác. Đó chẳng phải là một điều trớ trêu sao?

Ăn quá nhiều là khởi nguồn của bệnh tật

Có những đất nước tạo ấn tượng mạnh bởi tình trạng béo phì ở người dân.

Trích "Ăn ít để khỏe"

Bạn có thể quan tâm