- Sáng 30/5, Quốc hội thảo luận ở hội trường về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2018; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2019.
- Ngoài ra, các đại biểu cũng thảo luận, cho ý kiến về quyết toán ngân sách nhà nước năm 2017.
- Phiên thảo luận kéo dài 1,5 ngày. Chủ tọa sẽ mời một số thành viên Chính phủ phát biểu giải trình, làm rõ vấn đề mà đại biểu nêu.
-
11h30, phiên thảo luận buổi sáng kết thúc.
Điều hành phiên họp, Phó chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển cho biết trong buổi sáng có 27 đại biểu phát biểu, 1 đại biểu tranh luận và còn 68 đại biểu đăng ký phát biểu. Ông Hiển đề nghị các đại biểu phát biểu sau lược bớt các vấn đề trùng lắp, tập trung vào các giải pháp cho năm 2019. Trong phiên thảo luận tiếp theo, mỗi đại biểu rút ngắn phát biểu xuống còn không quá 5 phút, tranh luận không quá 2 phút, các bộ trưởng, trưởng ngành giải trình, báo cáo thêm không quá 7 phút. Phó chủ tịch Quốc hội cũng thông báo chiều nay, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ sẽ trả lời thêm về vấn đề giá điện và kiểm soát CPI, Bộ trưởng Nội vụ Lê Vĩnh Tân nói thêm về phương án sáp nhập sở, ngành. -
Giao thông ĐBSCL: Không phải lụy đò nhưng rơi vào cảnh lụy đường
Đại biểu Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) cho rằng giao thông khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đã được đầu tư, góp phần to lớn vào phát triển kinh tế - xã hội toàn vùng. Tuy nhiên, do sự kết nối trong công tác đầu tư quy hoạch giữa các tỉnh, nhiều dự án giao thông quan trọng kết nối đã hoàn thành nhưng chưa phát huy hết hiệu quả như kỳ vọng vì thiếu sự kết nối liên vùng.
K
hi cầu Vàm Cống, Cao Lãnh được hoàn thành, người dân không rơi vào cảnh lụy đò, nhưng rơi vào cảnh lụy đường do tuyến cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận chưa xong. iao thông liên vùng Đồng Tháp đi An Giang, Kiên Giang... thường xuyên bị ách tắc.Ngoài ra, tuyến quốc lộ 30 nối quốc lộ 1A đến Cao Lãnh rất nhỏ hẹp, xuống cấp, tạo thành nút thắt cổ chai. G Đại biểu đề nghị Chính phủ tập trung đầu tư, đẩy nhanh các dự án giao thông như tuyến cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận - Cần Thơ, ngã ba An Hữu từ Tiền Giang đến Cao Lãnh; nâng cấp quốc lộ N2 và tuyến Lộ Tẻ - Rạch Sỏi…
“Về giải pháp về vốn đầu tư, tôi đề nghị kết hợp vốn Trung ương và ngân sách địa phương. Cũng có thể thu hút vốn ODA và các nguồn tài trợ khác”, ông đề nghị. -
“Nhiều vi phạm mới khiến cơ quan quản lý bó tay”
Đại biểu Võ Thị Như Hoa
dành nhiều thời gian góp ý về công tác xây dựng thể chế pháp luật mà trong báo cáo của Chính phủ chưa đề cập chi tiết. “Phản ứng chính sách của Chính phủ và các bộ, ngành còn chậm, nếu không muốn nói là quá chậm”, nữ đại biểu nhận định. Lĩnh vực xử lý vi phạm hành chính cũng bất cập, thậm chí, như bà Hoa nói, nó còn trở thành câu chuyện hài hước trong xã hội, khi nhiều hành vi vi phạm mới không có quy định để xử lý đã làm bó tay cơ quan quản lý . Nữ đại biểu đề nghị Chính phủ có đánh giá cụ thể việc xây dựng thể chế, nêu rõ bộ, ngành nào chậm ban hành văn bản hướng dẫn luật, cậm kiểm tra, rà soát các văn bản luật còn bất cập. Nếu việc chậm ấy nhằm phục vụ lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ, bà Hoa đề nghị xử lý nghiêm. Cũng nhắc đến việc tội phạm ma túy gây bất an trong xã hội, bà Hoa chỉ ra thực tế nhiều vụ án xảy ra với lượng ma túy lên tới hàng tấn, chủng loại ma túy hết sức đa dạng, xuất hiện nhiều loại mới, đối tượng sử dụng len lỏi rất nhiều trong xã hội. Nhấn mạnh chưa bao giờ vấn nạn ma túy đáng báo động như hiện nay, nữ đại biểu đề nghị Chính phủ có đánh giá kỹ và sâu hơn với vấn nạn ma túy. -
Kéo dài thanh tra vụ Đa Phước, Sơn Trà có để xảy ra khuất tất, chạy chọt?
Theo đại biểu Nguyễn Bá Sơn (Đà Nẵng), từ năm 2017, khi những vụ việc sai phạm trên địa bàn Đà Nẵng bắt đầu diễn ra thanh tra, điều tra. Tuy nhiên có nhiều vụ việc vẫn chưa kết thúc, điển hình như vụ Đa Phước, Sơn Trà, sai phạm về tài sản công…
Ông Sơn cho biết cử tri Đà Nẵng và cả nước rất quan tâm, nhưng đến nay vẫn chưa được xử lý dứt điểm. Từ đó dẫn đến dư luận bức xúc, cử tri nhiều lần kiến nghị, cán bộ lo lắng. Một số cán bộ thiếu kiên quyết, giảm sút tính năng động dẫn đến hiệu lực, hiệu quả trong thực thi công vụ không cao.
“Có cử tri đặt vấn đề với chúng tôi kéo dài thời gian điều tra, thanh tra như thế, các đồng chí có cam kết không để xảy ra khuất tất, tiêu cực, chạy chọt hay không? Tôi xin chuyển câu hỏi này đến đồng chí Tổng Thanh tra Chính phủ và Viện trưởng VSKND tối cao trả lời cho cử tri”, ông Sơn phát biểu.
-
“Doanh nghiệp vẫn phải kéo dài sự đau khổ”
Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Đà Nẵng Nguyễn Bá Sơn nêu ra một số vướng mắc trong các dự án đầu tư tại Đà Nẵng.
Theo đó, chỉ còn 200 ngày nữa bãi rác Khánh Sơn sẽ dừng hoạt động. Cách đây 3 năm, chính quyền thành phố đã chủ động chuẩn bị đầu tư nhà máy xử lý rác thải theo công nghệ đốt rác. Tuy nhiên, việc thuê công nghệ, tìm nhà đầu tư, quyết định hình thức đầu tư… sau 3 năm vẫn bằng 0. Nguyên nhân là chính quyền và doanh nghiệp vẫn “lấn cấn trong ma trận” trong việc thực hiện dự án như thế nào. Theo đó, đốt rác chuyển thành điện thì phải làm dự án phát điện hay dự án xử lý rác. Do đó, ông nhấn mạnh “doanh nghiệp vẫn phải kéo dài sự đau khổ”. Một trường hợp khác được ông Sơn chỉ ra là dự án nâng cấp Bênh viện Phụ sản - Nhi Đà Nẵng. Đây là dự án cấp bách khi bệnh viện đang quá tải 200%. Cũng có nhiều nhà đầu tư sẵn sàng tham gia nhưng nghị định 93 của Chính phủ vẫn chưa quy định trình tự thủ tục, cách liên doanh liên kết, chọn nhà đầu tư, ký hợp đồng như thế nào… “Tôi kiến nghị Quốc hội và Chính phủ tiếp tục kịp thời điều chỉnh, rà soát, điều chỉnh đảm bảo tính thống nhất luật trong các lĩnh vực đầu tư công, đầu thầu, đất đai, bảo vệ môi trường, xây dựng, đấu thầu, chuyển giao công nghệ sao cho thống nhát, hậu kiểm, mở đường cho phát triển”, ông Sơn phát biểu. -
-
Đại biểu nhắc vụ cô gái giao gà bị sát hại ở Điện Biên
Đại diện cho cử tri Bạc Liêu, đại biểu Tạ Văn Hạ trong bài phát biểu đã thể hiện sự vui mừng trước các kết quả kinh tế - xã hội đạt được trong năm 2018.
Song ông nói cử tri và nhân dân rất lo lắng, bất an khi chỉ mới trong vài tháng của năm 2019, hàng loạt vụ án mạng đặc biệt nghiêm trọng, thương tâm liên quan đến ma túy, ngáo đá đã xảy ra. Các vụ án điển hình được ông nhắc đến là vụ cô gái giao gà ở Điện Biên bị sát hại, vụ phó phòng ngân hàng truy sát cả nhà ở Nghệ An, vụ sát hại bà ngoại, bạn gái cùng bà nội, bố đẻ ở Long An và gần đây nhất là vụ con trai ra tay sát hại mẹ cùng những người thân trong gia đình ở TP.HCM. Bên cạnh đó, ông Hạ nhận định tội phạm ma túy diễn biến phức tạp, nhiều vụ buôn bán, vận chuyển, tàng trữ ma túy với số lượng lớn, quy mô xuyên quốc gia, thủ đoạn và hoạt động hết sức tinh vi. Chỉ trong quý I/2019 mà số vụ ma túy phá được lên tới hơn 6.500 vụ (lớn hơn cả năm 2018), trong đó có những vụ án lớn như vị triệt phá tập đoàn ma túy thu hơn 1 tấn ma túy ở TP.HCM, vụ cả tấn ma túy đá bị vứt bên lề đường ở Nghệ An. Tính riêng tháng 4/2019, hơn 6 tấn ma túy đã bị phát hiện, bắt giữ. Đáng lo ngại hơn, cơ quan chức năng công bố phát hiện nhiều loại ma túy mới không có trong danh mục nhưng gây ra ảo giác cực mạnh, lần đầu tiên được phát hiện ở nước ta. Vị đại biểu này nhấn mạnh, nhân dân đánh giá cao lực lượng công an và các cơ quan chức năng đã nỗ lực hết mình, sẵn sàng hy sinh cả tính mạng, xương máu, kiên quyết đấu tranh với tội phạm ma túy. Ông cũng ghi nhận việc các cấp, các ngành phối hợp triển khai nhiều giải pháp đấu tranh phòng chống ma túy, pháp luật cũng quy định khung hình phạt cao nhất với tội phạm này, có những vụ án ma túy số người bị kết án tử hình lên tới vài chục người. Song, ông Hạ đặt câu hỏi: "Tại sao cả hệ thống chính trị nỗ lực như vậy, sự trừng phạt của pháp luật nghiêm khắc là thế mà tội phạm ma túy diễn biến phức tạp? Nguyên nhân chính là do đâu?". muốn Chính phủ có giải pháp nào căn cơ, hiệu quả hơn và có cam kết trước cử tri về việc đẩy lùi vấn nạn này.Đại biểu Hạ Đồng thời đề nghị Quốc hội cần tổ chức hoạt động giám sát về công tác phòng chống ma túy trong giai đoạn hiện nay. -
Mất mát lớn nhất sau kỳ thi THPTQG 2018 là mất mát về đạo đức xã hội
Đại biểu Nguyễn Sỹ Cương cho rằng ngành giáo dục vẫn được coi là một khoảng tối trong xã hội hiện nay.
Theo ông, từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Bộ GD&ĐT chỉ loay hoay với những vấn đề mà dường như ít đem lại kết quả cho mục tiêu phát triển giáo dục đã đề ra. Cụ thể, nhiều sáng kiến về cải cách, tuy nhiên, trong khi chưa đạt được thành tựu gì rõ ràng mà sai phạm vẫn tiếp tục nảy sinh. Khi tiếp xúc với các cử tri, ông cho biết nhiều người liên tục phàn nàn về chất lượng giáo dục, điều đó cho thấy người dân không chỉ không yên tâm mà còn đang mất niềm tin vào ngành giáo dục. “Thử hỏi rằng một nền giáo dục sẽ đi về đâu khi tiêu cực vẫn còn diễn ra khá nặng nề đi kèm với một thị trường văn bằng, chứng chỉ giả rất sôi động?” - ông đặt ra câu hỏi. Quay trở lại với những sai phạm của kỳ thi THPTQG 2018, đại biểu này khẳng định Bộ GD&ĐT vẫn chưa nhìn hết được những hệ quả tệ hại mà những sai phạm đó mang lại. Dẫn chứng cho ý kiến này, ông Sỹ Cương cho biết những bê bối vừa qua khiến cho xã hội mất niềm tin vào hệ thống giáo dục nước nhà, trước kỳ thi do chính mình xây dựng và tiến hành mà Bộ Giáo dục không thể tự kiểm soát được tình hình. Ngay cả khi sai phạm xảy ra cũng không phải do Bộ GD&ĐT phát hiện mà do một nhóm các giáo viên ở Hà Nội tố giác rồi Bộ mới vào cuộc. Đặc biệt, ngay khi đã điều tra ra được những sai phạm thì bộ cũng không có chính kiến rõ ràng việc công khai danh tính của thí sinh, phụ huynh học sinh liên quan đến sai phạm với lý do về nhạy cảm và tính nhân văn. Đại biểu khẳng định mất mát lớn nhất sau vụ việc lần này là sự mất mát về đạo đức xã hội. Đồng thời, ông cũng tỏ ra lo ngại về những sai phạm có thể xảy ra trong kỳ thi THPT năm 2019 dù cho Bộ GD&ĐT đang nỗ lực thay đổi. -
Tình trạng lợi ích nhóm, tham nhũng gây bức xúc
Đại biểu Nguyễn Trường Giang (Đắk Nông) nhìn nhận công tác cơ cấu, sắp xếp đổi mới lại cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, thoái vốn đạt được nhiều kết quả quan trọng, nhưng vẫn còn những điểm hạn chế.
“Qua theo dõi, tôi thấy số lượng các doanh nghiệp cổ phần hóa chậm dần đều qua các năm, không đạt kế hoạch đề ra”, vị đại biểu này nói. Ông Giang cho rằng kỷ luật, kỷ cương trong việc thực thi chính sách pháp luật chưa nghiêm, nhiều cấp, ngành chưa tích cực triển khai nhiệm vụ, tình trạng lợi ích nhóm, tham nhũng, lãng phí tiêu cực trong cơ cấu lại cổ phần hóa doanh nghiệp gây bức xúc trong dư luận là những nguyên nhân chủ quan. Ngoài ra, yếu tố về nội tại doanh nghiệp và quy định của nhà nước là những nguyên nhân khách quan còn tồn tại. Đại biểu tỉnh Đắk Nông nhận định việc cổ phần hóa còn thiếu công khai, minh bạch, lợi ích nhóm có hiện tượng can thiệp chưa đúng quy định pháp luật. Ông đưa ra ví dụ về quá trình cổ phần hóa cảng Quy Nhơn, cổ phần hóa Sabeco và Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam. Ông đề nghị Chính phủ cần tiếp tục chỉ đạo đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước theo kế hoạch đề ra, thực hiện công khai, minh bạch và khẩn trương. Ngoài ra, cần có hình thức xử lý nghiêm đối với các cá nhân, tổ chức vi phạm.
-
Chênh lệch giàu nghèo gia tăng đặc biệt ở khu vực nông thôn
Nhận xét về Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, đại biểu Dương Xuân Hoà (Lạng Sơn) cho biết chương trình đang có nhưng chuyển biến tích cực, được nhân dân ủng hộ, tích cực hưởng ứng tham gia.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, chương trình vẫn còn tồn tại một số khó khăn về năng lực hạn chế về năng lực điều hành, tổ chức thực hiện nhiệm vụ, về nguồn lực đầu tư… Đặc biệt là khoảng cách chênh lệch về kết quả xây dựng nông thôn mới còn khá lớn. C ác địa phương ở vùng đồng bằng sông Hồng có 75,33% số xã đạt chuẩn nông thôn mới, con số này ở vùng miền Đông Nam Bộ là 67,04%, vùng duyên hải Nam Trung Bộ là 39,03%, vùng đồng bằng sông Cửu Long có 35,98%, trong khi đó các địa phương khu vực miền núi phía Bắc chỉ đạt 21,54%. “Nhiều địa phương trên cả nước đã cơ bản hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới, chuyển sang giai đoạn nâng cao và xây dựng nông thôn kiểu mẫu, một số địa phương lại có số xã đạt chuẩn nông thôn mới rất thấp” - ông phân tích. Cùng với đó, chương trình cũng đang gặp phải những khó khăn khách quan như thiên tai, biến đổi khí hậu và tình hình dịch bệnh đã gây thiệt hại không nhỏ về người và tài sản, ảnh hưởng trực tiếp đến các tiêu chí về duy trì về hạ tầng kinh tế xã hội. Từ đó, đại biểu này đưa ra đề xuất cần tập trung rà soát các tiêu chí cụ thể theo đơn vị từng xã, phân loại và đánh giá chính xác đâu là tiêu chí cần vận động thực hiện. Đồng thời tiếp tục kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện chương trình, đặc biệt là khâu phân bổ, sử dụng nguồn vốn, đồng thời tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ công cho người dân. -
Chậm ban hành nghị định hướng dẫn đầu tư hình thức BT
Trong phần phát biểu của mình, đại biểu Nguyễn Thanh Hải (Tiền Giang) đề nghị Chính phủ quan tâm thêm một số tồn tại hạn chế.
Đại biểu chỉ ra việc chuẩn bị một số dự án luật của Chính phủ chưa tốt. Điển hình như một số dự án phải bổ sung, đưa ra khỏi chương trình, lùi thời gian. Ngoài ra, công tác ban hành văn bản dưới luật còn chậm sau khi luật có hiệu lực. Điển hình như Luật Quy hoạch có hiệu lực từ 1/12019 nhưng phải đến ngày 7/5, Chính phủ mới ban hành nghị định chi tiết hướng dẫn. Hay Luật Quản lý tài sản công có hiệu lực từ ngày 1/1/2018, đến nay Chính phủ vẫn chưa ban hành nghị định hướng dẫn đầu tư theo hình thức xây dựng - chuyển giao (BT) gây khó khăn tổ chức thực hiện. Vi ệc giải ngân kế hoạch vốn Nhà nước còn rất chậm. Trong đó, giải ngân vốn trái phiếu 48% và vốn ODA đạt 58%. Đại biểu Hải cũng chỉ ra thực trạng trốn đóng bảo hiểm xã hội ở các doanh nghiệp chưa có biện pháp xử lý hiệu quả, ảnh hưởng đến quyền lợi chính đáng của người lao động. -
Tín dụng đen, cho vay nặng lãi, đòi nợ thuê diễn biến phức tạp
Đại biểu Nguyễn Thị Xuân (Đắk Lắk) cho rằng tình hình
an ninh trật tự còn có những hạn chế. Đó là nạn tín dụng đen, cho vay nặng lãi, đòi nợ thuê theo kiểu xã hội đen ngày càng tăng, trong khi pháp luật chưa gọi tên để xử lý loại tội phạm này. Bà đề xuất với Chính phủ phải bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến hoạt động tín dụng đen. Cũng theo bà , cử tri bày tỏ sự quan ngại về tình hình phạm pháp, hình sự tăng gây bức xúc dư luận, chủ yếu liên quan đến việc sử dụng ma túy. Tình hình bạo lực, xâm hại trẻ em cũng ngày càng diễn biến phức tạp, trong khi mức xử phạt đối với loại tội phạm trên chưa đủ sức răn đe. Bà Xuân đề nghị Chính phủ cần tiếp tục theo dõi, chỉ đạo và yêu cầu Bộ Công an tập trung nắm, phân tích, dự báo tình hình tội phạm. “Tôi đề nghị Quốc hội tiếp tục nghiên cứu, sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự; khẩn trương sửa đổi Luật Phòng chống ma túy, Luật Xử lý vi phạm hành chính”, bà nói.
-
Gây thất thoát hàng chục nghìn tỷ là “tội đồ”
Phó trưởng đoàn chuyên trách đoàn đại biểu Quốc hội Cà Mau Nguyễn Quốc Hận tham gia ý kiến về lộ trình điều chỉnh giá điện, vấn đề gây bức xúc cử tri thời gian qua.
Ghi nhận việc đã có báo cáo về lộ trình điều chỉnh giá, Chính phủ khẳng định đã xem xét điều chỉnh theo đúng quy định, nhưng theo ông, vấn đề cử tri quan tâm không phải đúng quy định hay không. Ông nói cử tri muốn phải đánh giá cụ thể hơn và có dự báo thời gian tới, việc tăng giá điện ảnh hưởng thế nào đến sự phát triển kinh tế xã hội và đời sống nhân dân. Vì việc tăng giá điện, giá xăng sẽ làm tăng kinh phí đầu vào của các đơn vị sản xuất kinh doanh, đương nhiên chi phí này được tính vào giá thành sản phẩm, qua đó là tăng giá, giảm sức cạnh tranh của hàng hóa trong nước và giảm sức mua của người dân. Ở khía cạnh khác, ông Hận cho rằng trong khi lương không tăng mà hàng loạt các chi phí thiết yếu như điện, xăng, học phí đều tăng sẽ làm ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân. “Để công khai, minh bạch trong điều hành giá điện, kiến nghị Quốc hội đưa vào kiểm toán Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh mặt hàng này”, ông Hận nói. Một vấn đề khác được ông đề cập là thu hồi triệt để tài sản liên quan đến các vụ án kinh tế, tham nhũng. T rong điều kiện kinh tế - xã hội của ta còn khó khăn, nhiều công trình hạng mục cấp thiết ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, tính mạng của nhân dân không đủ vốn đầu tư thì các vụ án kinh tế, tham nhũng được phanh phui làm thất thoát hàng nghìn, thậm chí hàng chục nghìn tỷ đồng. “Các cá nhân gây ra sự bức xúc này là tội đồ, đáng bị lên án và đáng bị pháp luật xử lý nghiêm minh”, đại biểu Cà Mau nói. Song theo ông, với hành vi gây thất thoát ấy, dù có dành bản án cao nhất là tử hình cũng chưa đảm bảo tính răn đe, chưa bảo đảm công bằng cho xã hội. Với số tiền ấy nếu không bị thất thoát, tham nhũng thì chúng ta sẽ có thêm vốn đầu tư cho các kè sạt lở bờ sông, xây dựng các công trình phòng chống lũ quét, lũ ống, góp phần làm giảm đáng kể số người thiệt mạng vì thiên tai trong thời gian qua. Vì thế, ngoài chế tài nặng thì nội dung thu hồi tài sản thất thoát cũng rất quan trọng và có tính răn đe cao, tránh tình trạng “hy sinh đời bố, củng cố đời con”, bố chấp nhận ngồi tù vài chục năm nhưng vợ con được sống an nhàn, sung túc cả đời.
-
Có thời điểm phải vay đến 40.000 tỷ để trả nợ
Đại biểu Hoàng Quang Hàm, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính Ngân sách, ghi nhận những kết quả nổi bật như 12 chỉ tiêu kinh tế - xã hội đạt và vượt kế hoạch; tổng thu ngân sách vượt dự toán, Trung ương vượt thu sau 3 năm liên tiếp hụt thu; bội chi được kiểm soát, nợ công trong giới hạn cho phép.
“Kinh tế, ngân sách 2018 là một bức tranh đẹp, toàn diện”, ông Hàm nói.
Tuy nhiên, vị đại biểu này cũng dẫn báo cáo của Chính phủ thẳng thắn nhận định mô hình tăng trưởng chưa thực sự đổi mới, còn phụ thuộc nhiều vào yếu tố đầu vào thay vì đổi mới công nghệ, tăng trưởng còn tiềm ẩn yếu tố thiếu bền vững. Vì mô hình tăng trưởng chưa thực sự đổi mới, tiềm ẩn một số yếu tố thiếu bền vững, nên theo ông Hàm, quý I/2019, tốc độ tăng trưởng đang có dấu hiệu chậm lại so với cùng kỳ và thấp hơn mục tiêu Chính phủ đặt ra...
Ngoài ra, ông chỉ ra sức ép trả nợ đang tăng, có thời điểm số nợ đến hạn trả rất lớn, tiềm ẩn rủi ro thanh khoản, khó khăn cho vay đảo nợ. Theo đó, nhu cầu vay để trả nợ đến hạn giai đoạn 2019-2021 khoảng 700.000 tỷ, có thời điểm vay để trả nợ gốc lên 20.000-40.000 tỷ mỗi tháng.
Từ đó, ông Hàm đề nghị ưu tiên, dồn nguồn lực vào các giải pháp quan trọng và chú tâm đến việc tổ chức thực hiện.
-
Tránh tình trạng "té nước theo mưa" trong tăng giá điện
Đại biểu Nguyễn Thị Phúc cho rằng tăng giá điện thời điểm hiện tại là chưa phù hợp dù việc tăng giá điện đã được tính toán và nằm trong lộ trình. Đạ
i biểu tỉnh Bình Thuận đề nghị Chính phủ sớm công bố kết luận thanh tra, có đúng trình tự, quy định không, nếu sai thì xử lý ra sao. Ngoài ra, bà Phúc cũng lo ngại việc tăng giá điện dễ tạo hiệu ứng “té nước theo mưa”, các mặt hàng phục vụ sản xuất, tiêu dùng, kinh doanh sẽ đồng loạt tăng giá gây bức xúc cho nhân dân. Bà đề nghị Chính phủ quản lý chặt chẽ, giám sát hoạt động kê khai giá của các doanh nghiệp, đề phòng những yếu tố bất thường của thị trường. Đề nghị sớm ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện Luật An ninh mạng
Về Luật An ninh mạng, đại biểu này nhấn mạnh người dân mong chờ và ủng hộ luật này, siết chặt hơn nữa an toàn trên môi trường mạng. Tuy nhiên, thực tế diễn biến trên mạng xã hội trở nên khó khăn cho các cơ quan quản lý. "Xuất hiện ngày càng nhiều các đối tượng phát tán hình ảnh, nội dung xấu, bài viết phản cảm, bạo lực, bịa đặt làm ảnh hưởng xấu đến lối sống, trật tự, an toàn xã hội. Đề nghị Chính phủ sớm ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện Luật An ninh mạng, đề nghị Bộ Thông tin - Truyền thông phối hợp với Bộ Công an tăng cường hơn nữa công tác quản lý an ninh mạng", bà Phúc phát biểu. Đại biểu tỉnh Bình Thuận cũng lo ngại về diễn biến phức tạp của tình hình tội phạm ma túy, gia tăng cả về số vụ, mức độ nghiêm trọng. Việt Nam trở thành nước không chỉ tiêu thụ mà còn là điểm trung chuyển ma túy gây lo lắng trong nhân dân.
-
Kiến nghị quyết định thời điểm tăng giá và tăng giá theo lộ trình
Đại biểu Nguyễn Thị Yến (Bà Rịa - Vũng Tàu)
băn khoăn với giải pháp thực hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát dưới 4% mà Quốc hội đã đề ra. Theo thống kê của Chính phủ, CPI bình quân 4 tháng đầu năm tăng 2,71% so với cùng kỳ năm 2018, thấp nhất trong 3 năm qua, lạm phát tăng 1,84% so với cùng kỳ. Tỷ lệ lạm phát đầu năm chưa đáng lo ngại nhưng giá điện, xăng dầu (chi phí đầu vào) tăng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tăng chỉ số giá tiêu dùng, tác động mạnh những ngành tiêu tốn nhiều năng lượng như sản xuất thép, xi măng, thủy sản. Bà Yến chỉ ra tác động của tăng thuế môi trường lên giá xăng sẽ làm mặt hàng này, dự kiến tăng 5% so với năm 2018. Ngoài ra, ẩn số giá thực phẩm trong bối cảnh dịch tả lợn châu Phi tràn lan khiến vị đại biểu này quan tâm. “Giá điện tăng từ cuối tháng 3 nhưng tháng 4 đã thấy ảnh hưởng rồi”, bà Yến nhấn mạnh. Đại biểu tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu mong rằng Chính phủ quan tâm có những giải pháp hữu hiệu để giữ lạm phát dưới 4% như Nghị quyết Quốc hội đã đề ra. Bà kiến nghị cần quyết định thời điểm tăng giá và theo lộ trình, điều chỉnh giá dịch vụ công phù hợp, tránh tác động đến CPI. “Cần điều hành chính sách tiền tệ chủ động, thận trọng, phối hợp với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vi mô khác nhằm tiếp tục ổn định kinh tế, hạn chế lạm phát như những gì quốc hội đã đề ra”, bà Yến nói.
-
Có thể phải đi vay để trả nợ
Đại biểu Trần Tất Thế (Hà Nam) ghi nhận năm 2018, chúng ta đã hoàn thành 12/12 chỉ tiêu kinh tế và tốc độ tăng trưởng GDP cao nhất trong 10 năm trở lại đây, đạt 7,08%, thu ngân sách vượt dự toán, các khu vực kinh tế phát triển tương đối đồng đều.
Sang quý I/2019, kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát. Tuy nhiên, theo ông Thế, dù thu ngân sách tăng nhưng chủ yếu do khai thác tài nguyên và giá dầu tăng, không phải thu từ sản xuất kinh doanh, bởi vậy, đây là những con số không bền vững. Vị đại biểu này cũng cho biết năm 2020 chúng ta phải trả nợ đến hạn. Theo tính toán mỗi tháng phải tiết kiệm 21-27 tỷ đồng để trả nợ. “Với tình hình này, chúng ta có thể phải vay để trả nợ”, ông Thế nói. -
Đề nghị áp dụng trí tuệ nhân tạo trong xây dựng pháp luật
Đại biểu Lê Công Nhường (Bình Định) chỉ ra thực tế chất lượng xây dựng văn bản pháp luật còn hạn chế. Nhiều dự án luật còn chồng chéo, không khả thi, thời gian “sống” của luật chỉ 3-5 năm sau đó phải sửa đổi.
guyên nhân xuất phát từ tư duy chính sách, năng lực của một số cán bộ chưa tốt.N “Còn tư duy không quản lý được thì cấm, cài cắm lợi ích ngành, lợi ích nhóm vẫn còn”, ông nói. Đại biểu đề xuất khi xây dựng văn pháp luật cần mời luật sư, doanh nghiệp, người dân, những đối tượng chịu ảnh hưởng… cùng tham gia theo tỷ lệ lớn hơn hiện nay. Ngoài ra, cần bố trí lại cơ cấu, bộ phận làm chính sách tách biệt với bộ phận thực thi để tránh việc cài cắm lợi ích. “Tôi đề xuất Bộ Tư pháp và Văn phòng Chính phủ phải chủ trì xây dựng các dự án luật”, ông đề xuất. Đại biểu tỉnh Bình Định cũng đề xuất cần áp dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong trợ giúp công tác xây dựng pháp luật. Việc này sẽ giúp phát hiện dự thảo luật không tương thích với các văn bản quy phạm khác. “Có thể lập trình tạo ra mục tiêu, từ đó AI lập luận giải quyết, phát hiện những vấn đề không tương thích với hiến pháp, các luật khác, các vấn đề chồng chéo. Luật ban hành ra cũng được minh bạch”, ông đề xuất.
-
Niềm tin bị lung lay
Mở đầu phiên thảo luận, đại biểu Nguyễn Lân Hiếu (An Giang) cho biết rất mừng vì các con số đã đạt được. Đáng ra nhân dân rất hồ hởi nhưng theo ông Hiếu, nhiều cử tri lại tỏ ra hồ nghi, bởi niềm tin bị lung lay nên cái tốt không còn được tiếp nhận theo một cách thông thường nữa.
Và niềm tin ấy bị mất đi vì những thực tế hàng ngày diễn ra xung quanh họ, chúng ta có thể có nhiều chính sách vĩ mô tốt để thúc đẩy phát triển kinh tế, nhưng những bức xúc hàng ngày của người dân không được giải quyết nên cố gắng của cả một hệ thống bị vài bộ phận nhỏ làm ảnh hưởng. Là đại biểu Quốc hội An Giang, ông Hiếu gửi đến Quốc hội phản ánh của cử tri ở địa phương này về lĩnh vực giao thông, điển hình là việc triển khai xây dựng đường tránh Long Xuyên. 6 tháng qua mọi việc tiến triển rất chậm, ảnh hưởng đến đời sống kinh tế của một tỉnh nghèo. Nếu được triển khai sẽ không có chuyện cách đây vài ngày người dân kéo đến trạm BOT T2 phản ứng dữ dội, rồi đến cây cầu Vàm Cống vừa khánh thành đã bị mất đi ý nghĩa nhân văn chỉ vì sai lầm, tắc tách của một bộ phận. “Khởi công đường tránh Long Xuyên và có giải pháp tháo gỡ công bằng cho người sân khi đi qua trạm thu phí BOT T2 là mong mỏi lớn nhất của cử tri An Giang lúc này”, ông Hiếu nói. Về lĩnh vực đời sống với những vấn đề như giá điện, giá xăng dầu, theo đại biểu Lân Hiếu, dù Bộ Công Thương có báo cáo việc điều chỉnh giá gần 20 trang với những con số, lập luận để khẳng định bộ làm đúng. Dẫn chứng bản thân là bác sĩ, ông Hiếu cho rằng nếu đưa ra một phác đồ đúng mà bệnh nhân không tốt lên thì phải xem xét lại, nhiều khi lý thuyết là đúng nhưng khi triển khai lại sai ở mắt xích nào đấy, vì vậy cần dừng lại xem xét, không bảo thủ, che giấu sai lầm. “V ậy nên khi rất nhiều người dân bức xúc thì Bộ Công Thương phải xem xét, rà soát, rút kinh nghiệm về phương pháp tiến hành, cách thức quản lý, giám sát”, ông Hiếu nói và đặt vấn đề phải chăng tình trạng trên là do sự độc quyền.
-
Lo ngại xung đột thương mại, diễn biến của giá dầu và việc tăng giá điện
Báo cáo Chính phủ trình Quốc hội cho biết tốc độ tăng trưởng GDP năm 2018 đạt 7,08%, cao nhất kể từ 2008, thuộc nhóm các nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao nhất khu vực và thế giới. GDP bình quân đầu người đạt 2.590 USD.
Bước sang năm 2019, tăng trưởng GDP quý I đạt 6,79%. Trong đó khu vực nông nghiệp tăng 2,68%; công nghiệp và xây dựng tăng 8,63%; dịch vụ tăng 6,5%.
Trong phần thảo luận tại tổ, nhiều đại biểu Quốc hội lo ngại xung đột thương mại giữa các nước, căng thẳng địa chính trị ở nhiều nơi có thể gây tác động xấu tới nền kinh tế Việt Nam. Ngoài ra, một số đại biểu cũng lo ngại diễn biến của giá dầu và việc tăng giá điện sẽ ảnh hưởng đến mục tiêu kiềm chế lạm phát trong năm nay (dưới 4%).
Nhiều đại biểu cũng bày tỏ không đồng tình về cách tính giá điện theo thang 6 bậc hiện nay mà Bộ Công Thương áp dụng. Một số khác băn khoăn với việc điều chỉnh giá điện từ 20/3.
Phó thủ tướng Vương Đình Huệ khi đó đã lý giải việc chọn thời điểm tăng vào ngày 20/3 là hợp lý. Ông cho rằng nếu không tăng giá điện vào tháng 3 mà lùi lại thời điểm khác trong năm thì mức tăng phải gấp đôi mới có thể trang trải được khoản thiếu chi phí mua điện năm 2019 là 20.000 tỷ đồng.
-
91 đại biểu đăng ký phát biểu ngay đầu giờ sáng
Phó chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển điều hành phiên thảo luận đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2018; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2019.
Ngay đầu giờ sáng, trên bảng điện tử có 91 đại biểu đăng ký phát biểu. Mở đầu là đại biểu Nguyễn Lân Hiếu (An Giang).Trước đó, trong ngày khai mạc kỳ họp (20/5), Phó thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình đã trình bày báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2018; tình hình thực hiện những tháng đầu năm 2019.
Ngày 22/5, các đại biểu đã dành nửa ngày để thảo luận những nội dung trên tại tổ.