Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Gây rối thị trường hồ tiêu, thương lái Trung Quốc lãi lớn

Suốt những ngày nghỉ lễ, nhiều doanh nghiệp, hộ kinh doanh nông sản ở Đắk Lắk lo lắng ôm hàng trăm tấn hồ tiêu, tiêu lép, bụi tiêu lỡ mua với giá cao mà không biết bán cho ai.

Đây là hậu quả của “độc chiêu” chủ động gom hết hàng rồi ký hợp đồng mua thêm với giá cao, đợi thị trường “sốt” lên lại tung số hàng đã mua ra bán, gây rối loạn thị trường nội địa.

Theo phản ánh của nhiều doanh nghiệp và hộ kinh doanh nông sản tại Đắk Lắk, thời gian gần đây một số thương lái Trung Quốc đến địa phương âm thầm thu gom hết hồ tiêu. Sau đó họ tới gặp các doanh nghiệp, đại lý nông sản đặt cọc một ít tiền, ký hợp đồng thu mua với giá rất cao.

Nhiều doanh nghiệp ở Đắk Lắk đã mua hàng chục tấn bụi tiêu, giờ không biết bán cho ai.
Nhiều doanh nghiệp ở Đắk Lắk đã mua hàng chục tấn bụi tiêu, giờ không biết bán cho ai.

Chị N, chủ đại lý nông sản H.P ở xã Ea Hur, huyện Cư Kuin, cho biết: “Có thời điểm, các thương lái Trung Quốc ồ ạt đặt hàng với giá cao hơn giá trị trường 3.000-10.000 đồng một kg, ở mức 190.000 đồng một kg. Nhưng do nguồn hàng trong dân không còn nữa, các doanh nghiệp và đại lý không có hàng để giao.

Lúc này, các thương lái Trung Quốc mới tung lượng hàng đã gom trước đó ra, bán lại cho các doanh nghiệp và đại lý này với giá cao để hưởng lợi. Cuối cùng họ bỏ luôn tiền cọc, không thực hiện các hợp đồng mua hồ tiêu đã ký. Do vậy các doanh nghiệp, đại lý phải ôm hàng trăm tấn hồ tiêu đã mua với giá cao mà không biết bán cho ai.

Cũng theo chị N, cách đây vài tuần, nhiều thương lái đến đặt hàng mua tiêu lép, thậm chí cả tạp chất của tiêu như bụi đất, lá khô vỡ vụn, cuống tiêu nát cũng được mua với giá 15.000 đồng một kg. Thấy vậy chị N bỏ vốn mua 50 tấn tiêu lép, 20 tấn bụi tiêu. Nhưng các thương lái này không quay lại nữa, chị đành ôm cả kho tiêu lép và bụi tiêu, chịu lỗ khoảng 600 triệu đồng. 

Còn theo ông Hồ Hữu Hải, chủ DNTN Hải Dung ở xã Ea Ning, huyện Cư Kuin, thì điều đáng lo ngại là giá tiêu tăng vọt trong vài ngày rồi lại rớt xuống, lặp đi lặp lại, khiến thị trường nhiễu loạn. Ông Huỳnh Ngọc Dương, Phó Giám đốc Sở Công Thương Đắk Lắk,  xác nhận có tình trạng thương lái Trung Quốc dùng “độc chiêu” mua bán xoay vòng để hưởng lợi ngay tại địa phương. 

Ông Dương phân tích: “Đầu tiên họ đến mua 100 tấn tiêu với giá 175.000-180.000 đồng một kg. Sau đó họ đặt mua của đại lý A vài chục tấn với giá 185.000 đồng một kg, đặt mua đại lý B vài chục tấn với giá 190.000 đồng một kg với yêu cầu gom nhanh, lấy ngay. Do vậy giá hồ tiêu trong vùng tăng vọt, nguồn hàng khan hiếm.

Những kiểu mua bán tận diệt của Trung Quốc tại Việt Nam

Mua móng trâu, rễ tiêu, lá khoai lang non... những kiểu mua bán lạ đời của thương lái Trung Quốc thời gian qua đang đẩy nhiều loài nông sản vào cảnh tận diệt.

http://laodong.com.vn/kinh-doanh/gay-roi-thi-truong-ho-tieu-thuong-lai-trung-quoc-thu-lai-lon-321950.bld

Theo Đặng Trung Kiên/Lao Động

Bạn có thể quan tâm