Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

‘Gặp mặt vẫn cách lòng, liệu mình còn cần nhau?’

Khoảng một tuần trở lại, hashtag #Minhconcannhau tràn ngập mạng xã hội, thu hút sự quan tâm của người trẻ thuộc Millennials và Gen Z.

Xoay quanh các câu hỏi cùng chủ đề như “khi công việc bấp bênh, bạn có chia sẻ với bạn đời?”, “bạn gọi ai đầu tiên khi con bệnh?”, hàng trăm người dùng mạng xã hội, trong đó có chuyên gia tâm lý và người nổi tiếng, đã tham gia thảo luận để giải mã vấn đề cốt lõi: Mình còn cần nhau?.

Đọc vị trạng thái emotional distance - xa cách cảm xúc

“Có những phút giây ẩn ức vì dồn nén nhiều thứ, điều duy nhất xoa dịu chính mình là sự xuất hiện của một người”, tài khoản Hoàng Anh (Hà Nội) mở đầu bài đăng trên trang cá nhân. Câu hỏi này bật ra khi chị vô tình được bạn bè chia sẻ trăn trở riêng tư, xoay quanh câu hỏi: Mình còn cần nhau?. Thâm tâm chị lúc ấy xuất hiện hình bóng của người thân yêu, một người mà theo chị “đủ tin tưởng để thoải mái trải lòng, sẵn sàng ngồi cạnh lắng nghe mọi tâm tư, nhẹ nhàng ôm lấy vết nứt và nắm tay mình bước tiếp”.

Chị không ngần ngại thừa nhận “cần” đối phương, bởi không ai hoàn hảo, dễ mắc sai lầm. Bạn đồng hành là người sẵn sàng chia sẻ, lắng nghe và giúp chúng ta hướng thiện. Nhìn lại quãng đời trải qua, chị tin mỗi người xuất hiện trong cuộc sống đều là cơ duyên.

Prudential,  can nhau anh 1

MC Phan Tô Ny đưa ra góc nhìn về giá trị của sự sẻ chia trong đời sống hôn nhân. Ảnh chụp từ Facebook.

Theo dòng tranh luận, MC Phan Tô Ny cũng đưa ra góc nhìn trải đời trong cuộc sống lứa đôi. Với người thương, anh có cách hành xử khá mâu thuẫn: Chuyện vui hăm hở chia sẻ, chuyện buồn len lén cất đi.

Nhưng đến một ngày, anh nhận ra “chuyện nhỏ lâu dần thành chuyện lớn”. Câu hỏi Mình còn cần nhau? tựa lời cảnh tỉnh, giúp anh nhận ra sự chia sẻ trong hôn nhân, dù lúc khổ đau hay hạnh phúc, là nền tảng để cả hai thấu hiểu và cần nhau hơn.

Không chỉ xoay quanh chủ đề đời sống hôn nhân, làn sóng tranh luận trên mạng xã hội hướng đến câu chuyện khoảng cách thế hệ, đặc biệt giữa bố mẹ - con cái. Nơi đó, những tâm hồn chung trăn trở, đồng điệu có dịp trải lòng. Điển hình là câu hỏi gây chú ý của tài khoản Hằng Phạm (Nghệ An): Liệu con có cần mình?.

Nguồn cơn câu hỏi bắt nguồn từ nỗi trăn trở về cách dạy con. Lời mắng mỏ khi con làm sai, không vâng lời bố mẹ, thiếu thấu cảm… có thể trở thành rào chắn ngăn cách hai thế hệ, dù chung sống dưới mái nhà. Lâu dần, bố mẹ và con cái rơi vào trạng thái emotional distance - xa cách cảm xúc.

Có khi nào bạn cảm thấy thế giới xung quanh thu hẹp đến mức, chẳng còn một ai để trải lòng những lúc yếu lòng? Đây là “kịch bản” mà chị Hằng lo ngại sẽ xảy đến với con thơ, sau quá nhiều tổn thương và xa cách.

“Gia đình hạnh phúc là khi các thành viên thực sự thoải mái bên nhau, có sự gắn kết yêu thương và là chỗ dựa tình thần lúc khó khăn, sóng gió”, chị kết luận cuối bài viết.

Prudential,  can nhau anh 2

Việc trò chuyện, chia sẻ giúp kéo gần khoảng cách giữa bố mẹ và con cái.

Đi tìm ngọn nguồn hashtag #Minhconcannhau

Tình cờ đọc được thông điệp “ai là người đầu tiên bạn nghĩ đến khi mệt mỏi nhất/khi đầu tư thua lỗ?”, TS Tâm lý học, giảng viên Tô Nhi A khá bất ngờ. Bởi câu hỏi tựa cánh cửa đưa chị chìm vào hồi ức, nhớ lại những lúc khó khăn, yếu lòng ai là người đầu tiên bản thân tìm đến? Với chị, câu hỏi tưởng đơn giản nhưng nhiều khi lại khó trả lời.

“Nhiều người chọn hoài mới tìm thấy người nghĩ đến đầu tiên. Song, chính họ lại phát hiện không cần người lẽ ra nên cần, dù đối phương chiếm vị trí quan trọng trong đời. Thấy mình không còn cần đến sự giúp đỡ của người kia, cũng chẳng muốn chia sẻ mấy chuyện buồn bực trong lòng, vậy là mình không còn cần nhau nữa đúng không? Gặp những câu hỏi trên, thì câu trả lời của các bạn là gì?”, chuyên gia viết trên trang cá nhân.

Dưới bài viết, nhiều độc giả bày tỏ quan điểm riêng như “cuộc sống vô vàn thử thách và những lúc tối tăm nhất, mình luôn có nhau và cần nhau để đi qua hết sóng gió đời người”. Hay “nói chuyện chia sẻ với bạn đời về sự bấp bênh là cách tuyệt vời để hiểu nhau và thúc đẩy mối quan hệ của cả hai”.

Prudential,  can nhau anh 3

Tiến sĩ Tâm lý học, giảng viên Tô Nhi A.

Qua các bình luận, TS Tô Nhi A nhìn nhận cuộc sống hiện đại bận rộn khiến các cặp vợ chồng dễ dàng mất kết nối, xa cách ngay trong chính tổ ấm. Theo chuyên gia, hiện tượng này xảy ra khi bạn mất khả năng gắn kết cảm xúc của mình và người khác.

Đối với cá nhân, đó là học cách chấp nhận và yêu thương bản thân như một bản thể độc lập và tròn vẹn. Bạn thấy “ngầu” vì mình có thể làm mọi thứ một mình mà không cần ai như du lịch một mình, ăn một mình, vui vẻ một mình… Nhưng rồi một ngày, bạn đột nhiên nhận ra mình không ổn. Đặc biệt, khi rơi vào trạng thái yếu lòng.

Thấu cảm trăn trở của người trẻ trong đời sống hôn nhân, vị chuyên gia gợi ý giải pháp hữu ích giúp đọc vị mối quan hệ cá nhân qua chiến dịch kết hợp cùng Prudential - Mình còn cần nhau?.

TS Tô Nhi A cho biết khi lo lắng về mối quan hệ với bạn đời hay cảm nhận dấu hiệu bất ổn, mọi người có thể gửi chia sẻ tại đây. Thông qua bài test, Prudential với sự đồng hành của chuyên gia tâm lý sẽ đưa ra giải pháp cá nhân hóa giúp mọi người giải tỏa nỗi lo lắng.

Đồng thời, vị chuyên gia gợi mở thông tin buổi livestream Hôn nhân - một đời hay một chặng? với sự góp mặt của diễn viên Lê Phương. Sự kiện diễn ra lúc 20h ngày 13/4 trên fanpage Bảo hiểm nhân thọ Prudential Việt Nam là kênh thông tin hữu ích giúp khán giả giải đáp những trăn trở riêng tư trong đời sống hôn nhân thông qua tư vấn của chuyên gia tâm lý.

Chuỗi nội dung về tâm lý “Mình còn cần nhau” do Prudential Việt Nam kết hợp TS Tâm lý học, giảng viên Tô Nhi A thực hiện. Mỗi bài viết là những chia sẻ về kiến thức tâm lý nhằm giúp các gia đình lắng nghe, thấu hiểu và có những hành động thiết thực duy trì hạnh phúc lâu bền. Độc giả xem thêm các bài viết tâm lý khác tại đây.

Giang Chi Anh

Bạn có thể quan tâm