Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Gần 80 triệu người phải bỏ nhà đi lánh nạn

Xung đột và bất ổn khiến tình hình tị nạn trên thế giới có xu hướng gia tăng và ngày càng tệ hơn. Đặc biệt, đại dịch bùng phát càng gây sức ép lớn hơn lên vấn đề quốc tế này.

Gần 80 triệu người phải rời bỏ nhà cửa do bạo lực và bị ngược đãi, tăng gần gấp đôi trong vòng một thập kỷ, theo báo cáo mới do Cao ủy Liên Hợp Quốc về người tị nạn (UNHCR) công bố ngày 18/6.

Báo cáo cho thấy cứ 97 người trên thế giới thì có một người là dân di cư và tỷ lệ này còn cao hơn tại những quốc gia nhiều xung đột như Syria hay Cộng hoà Dân chủ Congo.

"Một phần trăm dân số thế giới không thể về lại nhà bởi chiến tranh, đàn áp, vi phạm nhân quyền và các hình thức bạo lực khác", lãnh đạo Cao ủy Liên Hợp Quốc về người tị nạn Filippo Grandi nói với AFP.

Cho tới cuối năm 2019, UNHCR ghi nhận kỷ lục 79,5 triệu người đang sống trong tình trạng tị nạn hoặc xin tị nạn, đánh dấu mức tăng đáng kể lên tới gần 9 triệu người so với một năm trước đó.

thuc trang di dan tren the gioi anh 1

Người tị nạn Syrian và Afghanistan bám vào chiếc xuồng chới với ngoài khơi đảo Lesbos của Hy Lạp. Nhiều người tị nạn tìm đến con đường này để chạy trốn chiến tranh ở quê nhà. Ảnh: Reuters.

"Xu hướng ngày càng nhiều người di dân và tị nạn trên thế giới này đã diễn ra từ năm 2012, con số của năm sau cao hơn năm trước", ông Grandi cho biết. Theo người đứng đầu UNHCR, điều này đồng nghĩa với việc ngày càng nhiều xung đột và bạo lực hơn, khiến nhiều người bị đẩy ra khỏi ngôi nhà của chính họ.

Ông cho rằng điều đó cũng có nghĩa không có đủ các giải pháp chính trị đối với các cuộc xung đột để có thể cho phép người dân trở về nhà.

Năm 2021 sẽ còn tồi tệ hơn

"Trong một cộng đồng quốc tế quá chia rẽ và việc thiết lập hoà bình quá khó thực hiện, thực trạng này sẽ không ngừng gia tăng và tôi lo ngại rằng tình hình vào năm tới sẽ còn tồi tệ hơn năm nay", ông Grandi nhận định.

Báo cáo ngày 18/6 cho thấy gần 46 triệu người trong số những người phải rời bỏ nhà cửa vẫn đang lưu lại ở đất nước của họ, trong khi 26 triệu người đã vượt biên ra nước ngoài tị nạn. 4,2 triệu người khác đang xin tị nạn.

Cũng theo báo trên, trong năm 2019 đã có thêm 11 triệu người phải rời bỏ nhà cửa, chủ yếu tại những nước và khu vực có xung đột. Một trong số đó là Syria, sau khi trải qua gần một thập kỷ nội chiến, đất nước này đã có tới 13,2 triệu người mất nhà - chiếm một phần sáu trong tổng số toàn cầu.

Ông Grandi chỉ ra rằng trên thực tế, quá nửa số người tị nạn trên thế giới đến từ 5 quốc gia: Syria, Venezuela, Afghanistan, Nam Sudan và Myanmar - những quốc gia bất ổn về nhiều mặt.

"Điều này có nghĩa là nếu cộng đồng quốc tế tìm thấy sự thống nhất, ý tưởng chính trị và nguồn lực giúp đỡ những quốc gia này vượt ra khỏi khủng hoảng và tái xây dựng, chúng ta sẽ giải quyết được hơn phân nửa vấn đề về tị nạn của thế giới", ông Grandi nhấn mạnh.

Tác động của đại dịch

Bản báo cáo không đề cập đến tình hình dịch chuyển kể từ khi đại dịch virus corona nổ ra trên toàn cầu.

Ông Grandi cho rằng rõ ràng cuộc khủng hoảng dịch bệnh đang làm phức tạp hơn tình hình di dân trên thế giới vào thời điểm mọi người đều được khuyến cáo rằng việc di chuyển cần gắn với trách nhiệm đối với bản thân và người khác.

Tuy nhiên, người đứng đầu UNHCR chỉ ra rằng những quốc gia có mức thu nhập thấp và trung bình, nơi chiếm khoảng 85% dân di cư, đã tránh được những tác hại tồi tệ nhất của đại dịch. Dù vậy, những tác động về kinh tế vẫn đáng kể.

"Điều chúng ta có thể thấy rõ ràng nhất là sự nghèo đói đang leo thang chóng mặt. Lệnh cách ly ở rất nhiều nước đã loại bỏ khả năng dân di cư tạo ra được nguồn thu nhập. Nếu không có sự hỗ trợ thích đáng dành cho đối tượng này, điều đó có thể châm ngòi cho 'những sự dịch chuyển dân số lớn hơn'", ông Grandi cảnh báo.

Ông cho rằng các quốc gia cũng cần tiếp tục cấp tị nạn cho những người có nhu cầu, bất chấp việc đóng cửa biên giới và các biện pháp cách ly. Quan trọng hơn, chiến tranh, xung đột và bạo lực hoàn toàn không được chấp nhận trong thời điểm căng thẳng này.

Cuộc đại di cư 'ngược dòng' chạy trốn ổ dịch của người Mỹ

Trước tình hình dịch bệnh căng thẳng, người Mỹ tìm kiếm sự an toàn thường chạy trốn khỏi những thành phố đông đúc và hướng về các thị trấn nhỏ vùng nông thôn.

Nhân tố đe dọa cuộc phong tỏa lớn nhất thế giới

Mất đi việc làm và thu nhập, hàng nghìn lao động nhập cư dự định rời Ấn Độ. Cuộc di dân này đang đe doạ nỗ lực phong toả nhằm ngăn dịch Covid-19 lây lan.

Anh 'tien thoai luong nan' hinh anh

Anh 'tiến thoái lưỡng nan'

0

Chiến thắng của ông Donald Trump có khả năng đẩy Anh vào thế tiến thoái lưỡng nan: Ngả theo Mỹ - đồng minh lớn mạnh nhất, hay nghiêng về châu Âu - đối tác thương mại lớn nhất?

Việt Linh

Bạn có thể quan tâm