Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Gần 60.000 tỷ đồng rời khỏi thị trường tới tháng 5

Thông qua các giao dịch bán tín phiếu kỳ hạn 91 ngày, NHNN đã rút gần 60.000 tỷ đồng khỏi hệ thống ngân hàng và phải tới tháng 5, số tiền này mới có thể trở lại thị trường.

NHNN sẽ "giam" gần 60.000 tỷ đồng khỏi thị trường đến trung tuần tháng 5 để giảm áp lực lên tỷ giá. Ảnh: Chí Hùng.

Trong bối cảnh dòng tiền VNĐ trên thị trường liên tục được bổ sung thông qua các giao dịch mua ngoại tệ của Ngân hàng Nhà nước, để duy trì mặt bằng lãi suất VNĐ trên kênh liên ngân hàng ở mức an toàn so với USD, nhà điều hành đã liên tục phải rút tiền Đồng về thông qua các giao dịch trên thị trường mở.

Đẩy mạnh phát hành tín phiếu kỳ hạn dài

Cụ thể, từ đầu tháng 2 đến nay, NHNN vẫn liên tục duy trì trạng thái rút ròng khối lượng tiền Đồng khỏi hệ thống ngân hàng thương mại thông qua các giao dịch bán tín phiếu. Đáng chú ý, hơn một tuần gần nhất, cơ quan quản lý tiền tệ đã mạnh tay sử dụng tới tín phiếu kỳ hạn 91 ngày (tương ứng 3 tháng) để kéo dài thời gian rút lượng tiền Đồng khỏi thị trường.

Số liệu mới nhất của NHNN cho biết trong phiên 23/2, nhà điều hành vẫn thực hiện các giao dịch mua giấy tờ có giá với kỳ hạn 7 ngày, giá trị 3.499,99 tỷ đồng, lãi suất 6%/năm, qua đó bơm lượng tiền Đồng tương ứng hỗ trợ thanh khoản cho 4 ngân hàng. Ở chiều ngược lại, NHNN thực hiện tới 21.100 tỷ đồng giao dịch bán tín phiếu để rút tiền khỏi các thành viên thị trường.

Như vậy, tính riêng phiên 23/2, nhà điều hành đã rút ròng gần 17.600 tỷ đồng khỏi hệ thống ngân hàng thương mại thông qua các giao dịch mua - bán giấy tờ có giá, tín phiếu mới.

DIỄN BIẾN BƠM - HÚT TIỀN CỦA NHNN TRÊN THỊ TRƯỜNG MỞ GẦN ĐÂY
Kết quả giao dịch mua - bán giấy tờ có giá, tín phiếu của NHNN trên thị trường mở. Nguồn: NHNN; Tổng hợp.
Nhãn27/130311/2236/27891013/21415161720/2212223
Mua vào (bơm tiền) tỷ đồng 3633.1212999.9924034.3623999.9913743.982408.362483.43184.531074.231664.060000229.0600634.15999.93499.9
Bán ra (hút tiền)
00000-15000-9999.9-9999.9-19999.8-24999.9-20000-6999.9-14999.9-29999.9-19999.9-34999.9-35000-30700-18750-21100
Lãi suất cho vay VNĐ qua đêm %/năm 6.136.176.236.266.266.216.055.965.725.394.914.554.053.644.714.644.544.816.116.11

Đáng chú ý, trong 21.100 tỷ đồng được NHNN rút về phiên 23/2, có tới 9.000 tỷ đồng được thực hiện với kỳ hạn 91 ngày. Đánh dấu phiên thứ 7 liên tiếp nhà điều hành sử dụng công cụ tín phiếu với kỳ hạn dài này để rút tiền.

Trong nhiều năm gần đây, đôi khi NHNN vẫn sử dụng công cụ bán tín phiếu kỳ hạn 91 ngày để điều tiết lượng tiền trong hệ thống ngân hàng, nhưng chưa khi nào nhà điều hành sử dụng công cụ này tới 7 phiên liên tiếp.

Tính trong 7 phiên vừa qua, khối lượng tín phiếu kỳ hạn 91 ngày được NHNN bán ra lên tới 59.000 tỷ đồng, chiếm gần 1/3 giá trị tín phiếu được phát hành giai đoạn này. Và với kỳ hạn kể trên, nhanh nhất phải tới trung tuần tháng 5, số dư tiền này mới được đưa trở lại thị trường khi các hợp đồng bán tín phiếu đáo hạn.

Nếu tính từ đầu tuần này (phiên 20/2), NHNN đã thực hiện hơn 10.100 tỷ đồng giao dịch mua giấy tờ có giá từ các ngân hàng thương mại và thực hiện hơn 105.500 tỷ đồng giao dịch bán tín phiếu, qua đó rút ròng hơn 95.400 tỷ đồng khỏi thị trường (tính riêng các giao dịch phát sinh mới trên thị trường mở).

Xu hướng này đã nối dài chuỗi rút ròng khối lượng tiền Đồng của NHNN tuần thứ 4 liên tiếp.

Trở lại xu hướng hút tiền

Bình luận về diễn biến này, các chuyên gia phân tích tại Công ty Chứng khoán SSI cho biết nhìn chung, NHNN đang từng bước quay lại xu hướng hút ròng trên thị trường mở. Mục đích của các giao dịch này là để đẩy mặt bằng lãi suất VNĐ thị trường 2 (ngân hàng với ngân hàng) lên cao hơn so với lãi suất USD, tạo khoảng cách an toàn, chuẩn bị cho cuộc họp của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vào tháng 3 tới.

Trong tuần liền trước, nhà điều hành cũng đã phát hành 107.000 tỷ đồng tín phiếu, trong đó có 20.000 tỷ đồng được phát hành với kỳ hạn 91 ngày. Các chuyên gia đánh giá việc phát hành tín phiếu rút tiền ở kỳ hạn dài nhằm giảm bớt lượng thanh khoản dư thừa trên hệ thống ngân hàng khi mà tín dụng giai đoạn đầu năm tăng trưởng tương đối chậm.

ngan hang nha nuoc,  nhnn,  rut tien anh 1

Ngân hàng Nhà nước vẫn đang tập trung công cụ điều hành hướng tới kiểm soát tỷ giá USD/VNĐ. Ảnh: Chí Hùng.

Với mặt bằng lãi suất trên thị trường 2 - kênh liên ngân hàng - hiện lãi suất cho vay chéo giữa các nhà băng kỳ hạn qua đêm đã trở lại mốc trên 6%/năm, tạo khoảng cách tương đối an toàn so với lãi suất vay USD cùng kỳ hạn, phổ biến ở mức hơn 4,4%/năm.

Xu hướng rút tiền về liên tục của NHNN bên cạnh lý do từ tăng trưởng tín dụng đầu năm thấp, còn có nguyên nhân từ việc lượng lớn tiền Đồng đã chảy ra thị trường thông qua hoạt động mua USD của nhà điều hành.

Theo VNDirect, trong bối cảnh thị trường kỳ vọng Fed sẽ giảm dần tốc độ tăng lãi suất và ngừng tăng từ tháng 5, sức mạnh đồng USD trên thị trường thế giới đã liên tục suy yếu, là cơ sở để NHNN mua vào ngoại tệ, tăng dự trữ ngoại hối.

Đến trung tuần tháng 2, VNDirect ước tính NHNN đã mua vào khoảng 3,6 tỷ USD. Tạm tính theo tỷ giá mua do NHNN niêm yết ở 23.450 đồng/USD, đã có khoảng 84.000 tỷ đồng chảy ra thị trường thông qua các giao dịch mua ngoại tệ từ nhà điều hành.

Công ty này cũng dự báo dự trữ ngoại hối đến cuối năm nay có thể đạt 102 tỷ USD, tương đương 3,3 tháng giá trị nhập khẩu, và tăng 12 tỷ USD so với cuối năm 2022.

Với diễn biến này, dự kiến có hơn 281.000 tỷ đồng chảy ra thị trường từ các giao dịch mua ngoại tệ của nhà điều này. Số dư này tương đương 16-17% tổng hạn mức tăng trưởng tín dụng dự kiến cả năm (khoảng 1,7-1,8 triệu tỷ đồng, tương ứng với mức tăng 14-15% theo định hướng của NHNN).

NHNN yêu cầu các ngân hàng trả lời từng trường hợp vay vốn cụ thể

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) giao các NHNN chi nhánh và các tổ chức tín dụng làm việc trực tiếp với khách hàng doanh nghiệp để xử lý các vướng mắc trong tiếp cận vốn vay.

Sẽ có gói tín dụng 120.000 tỷ đồng cho vay bất động sản

Ngân hàng Nhà nước đã thống nhất dành gói tín dụng 120.000 tỷ đồng với lãi suất cho vay thấp hơn 1,5-2% so với bình thường để hỗ trợ xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân.


Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.

Quang Thắng

Bạn có thể quan tâm