Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Gần 59.000 tỷ đồng trái phiếu sẽ đáo hạn vào cuối năm

VNDirect ước tính tổng giá trị trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ đáo hạn trong quý IV là 58.840 tỷ đồng. Trong đó, riêng trái phiếu bất động sản đáo hạn là hơn 20.000 tỷ đồng.

Khối lượng trái phiếu đến hạn sẽ tiếp tục tăng lên trong năm 2023. Ảnh: Hoàng Hà.

Dựa trên số liệu về phát hành trái phiếu doanh nghiệp của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) đến ngày 4/10, Công ty Chứng khoán VNDirect cho biết trong quý III, toàn thị trường đã ghi nhận 60.635 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp được phát hành. So với quý liền trước, lượng phát hành này đã giảm hơn một nửa (-50,5%), còn nếu so với cùng kỳ, mức giảm đã lên tới 70,9%.

Trong số này, trái phiếu phát hành riêng lẻ chiếm 97,4%, tương đương 59.032 tỷ đồng và được phát hành bởi 42 doanh nghiệp. So với quý II, giá trị kể trên cũng đã giảm 51,7% và thấp hơn 71,1% so với cùng kỳ.

Trái phiếu bất động sản giảm mạnh

Trong đó, các doanh nghiệp có lượng trái phiếu riêng lẻ phát hành lớn nhất trong quý đều là ngân hàng, gồm BIDV (6.867 tỷ); OCB (6.600 tỷ) và VietinBank (4.210 tỷ).

Với tỷ lệ 2,6%, giá trị trái phiếu phát hành ra công chúng từ tháng 7 đến tháng 9 năm nay ước đạt 1.603 tỷ đồng, tăng 434,4% so với quý trước và cũng tập trung chủ yếu ở nhóm ngân hàng.

Về cơ cấu phát hành, ngân hàng là nhóm có tỷ lệ phát hành lớn nhất với 82,5% tổng giá trị phát hành riêng lẻ trong quý, tương đương 48.683 tỷ đồng, giảm 39,5% so với quý trước và thấp hơn 37,9% so với cùng kỳ. Ngoài 3 ngân hàng có giá trị phát hành lớn nhất kể trên, các tổ chức có giá trị phát hành lớn giai đoạn này gồm ACB (3.800 tỷ), HDBank (3.694 tỷ) và MBBank (3.630 tỷ)...

Nhóm bất động sản chiếm tỷ trọng lớn thứ hai với 13,7%, tương đương 8.091 tỷ đồng, giảm mạnh 45,9% so với quý trước đó và thấp hơn tới 90,9% so với cùng kỳ.

- Trái phiếu doanh nghiệp bất động sản phát hành trong quý III (tỷ đồng):

Doanh nghiệp Khối lượng phát hành (tỷ đồng) Kỳ hạn (năm)
CT TNHH No Va Thảo Điền 2.300 5
CTCP Đầu tư và Phát triển Du lịch Phú Quốc
2.285,6 5
CTCP Fuji Nutri Food 1.000 1
CTCP Đầu tư và Kinh doanh Nhà Khang Điền 800 3
CTCP Đầu tư Thành Thành Công 600 7
CTCP Đầu tư Xây dựng Đại Thịnh Phát 500 2
CTCP Đầu tư Kinh doanh BĐS Hà An 210 4
CT TNHH Đầu tư Sài Gòn 3 Capital 185 1
CTCP Tập đoàn Taseco 100 1
CTCP Đầu tư và Dịch vụ Đất Xanh Miền Bắc1002
CTCP Đầu tư Kiến Vàng101
Tổng cộng8.090,6

Trong đó, nhóm doanh nghiệp địa ốc có lượng phát hành riêng lẻ nhiều nhất trong quý là Công ty TNHH No Va Thảo Điền (2.300 tỷ), CTCP Đầu tư và Phát triển Du lịch Phú Quốc (2.285,6 tỷ) và CTCP Fuji Nutri Food (1.000 tỷ)...

Tính từ đầu năm, VNDirect cho biết thị trường trái phiếu doanh nghiệp đã chậm lại đáng kể từ tháng 3 khi Nghị định 153/2020 được xem xét sửa đổi, với mục tiêu bảo vệ quyền lợi hợp pháp của nhà đầu tư cũng như nâng cao chất lượng của thị trường vốn.

Trong bối cảnh đó, tổng giá trị phát hành trong 9 tháng đã giảm 43,5%, còn đạt 248.603 tỷ đồng (gồm 240.804 tỷ phát hành riêng lẻ và 7.799 tỷ phát hành ra công chúng).

Ngân hàng và bất động sản vẫn là nhóm dẫn đầu về giá trị phát hành, lần lượt chiếm 57,7% và 21,5% tổng giá trị. Trong đó, khối lượng phát hành của nhóm ngân hàng giảm 15,2% còn lượng phát hành của nhóm bất động sản giảm tới 67%.

Những doanh nghiệp phát hành trái phiếu nhiều nhất từ đầu năm gồm BIDV (19.872 tỷ); Vingroup và các công ty con (16.569 tỷ); Novaland và các công ty con (15.157 tỷ); OCB (12.300 tỷ) và ACB (10.450 tỷ).

Rủi ro từ gần 59.000 tỷ đồng trái phiếu đến hạn

Đáng chú ý, trong báo cáo lần này, VNDirect ước tính có khoảng 58.840 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ sẽ đáo hạn trong quý IV năm nay, giảm 9,1% so với quý trước nhưng tăng 87,7% so với cùng kỳ.

Trong đó, tỷ lệ đáo hạn của trái phiếu bất động sản, ngân hàng lần lượt là 34,1% và 32,9%. Số liệu này chỉ bao gồm các đợt phát hành riêng lẻ từ năm 2019 tới nay và không bao gồm các doanh nghiệp đã mua lại trái phiếu trước hạn. VNDirect ước tính có khoảng 142.200 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp đã được mua lại trong 9 tháng đầu năm nay.

Với tỷ lệ kể trên, riêng quý IV, sẽ có khoảng 20.071 tỷ đồng trái phiếu riêng lẻ ngành bất động sản đến hạn trả, giảm 40,3% so với quý III nhưng tăng 65,2% so với cùng kỳ. Tương tự, lượng trái phiếu mà các ngân hàng phải thanh toán gốc trong quý cuối năm nay là 19.365 tỷ đồng, giảm 19,4% so với quý trước và tăng 130,1% so với cùng kỳ.

Đánh giá về thị trường chung, các chuyên gia phân tích tại VNDirect cho rằng sự kiện lãnh đạo Tập đoàn Vạn Thịnh Phát bị bắt gần đây do những sai phạm trong phát hành trái phiếu doanh nghiệp đã thể hiện nỗ lực làm trong sạch thị trường vốn của cơ quan quản lý.

Bên cạnh đó, Nghị định 65/2022 bổ sung sửa đổi Nghị định 153/2020 về chào bán trái phiếu riêng lẻ cũng đã chính thức được ban hành. Điều này là điểm tích cực đối thị trường vốn trong dài hạn vì Nghị định 65 mang định hướng thắt chặt hơn nhưng cũng nới lỏng ở một số quy định so với dự thảo được lấy ý kiến trước đó.

Đáng chú ý, Nghị định 65/2022 cho phép các doanh nghiệp được phát hành trái phiếu với mục đích cơ cấu nợ. Đây là một trong những điểm trọng yếu theo hướng nới lỏng hơn, giúp các doanh nghiệp với mục đích tái cơ cấu nợ (theo đúng quy định) vẫn có thể tiếp cận được với kênh huy động vốn này.

Tuy vậy, VNDirect cho rằng các thành viên thị trường (doanh nghiệp phát hành, tư vấn và nhà đầu tư) cần thời gian để điều chỉnh phù hợp với những quy định mới. Vì vậy, thị trường trái phiếu doanh nghiệp sẽ tiếp tục trầm lắng trong một vài quý tới.

Bộ Tài chính lên tiếng về quyền lợi nhà đầu tư trái phiếu

Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết qua làm việc, các nhà phát hành đã cam kết sẽ trả đúng hạn những trái phiếu đến hạn trả nợ.

An Đông huy động trái phiếu gần 25.000 tỷ đồng

Công ty thành viên của Vạn Thịnh Phát đã phát hành thành công gần 25.000 tỷ đồng từ 3 lô trái phiếu giai đoạn 2018-2019, kỳ hạn trái phiếu 5 năm.

Quang Thắng

Bạn có thể quan tâm