Báo cáo “Global E-Waste Monitor 2020” của Liên Hợp Quốc cho thấy, tính riêng năm 2019, rác thải điện tử toàn cầu lên đến 53,6 triệu tấn, tăng 21% so với 5 năm trước. Trong đó, thiết bị công nghệ thông tin và viễn thông nhỏ như điện thoại chiếm khoảng 10% (hơn 5 triệu tấn).
Kể từ năm 2014, số quốc gia áp dụng luật về chất thải điện tử tăng từ 61 lên 78. Dù vậy, con số này vẫn còn ít so với mục tiêu mà Liên minh Viễn thông Quốc tế đặt ra. Trong xu hướng phát triển bền vững, một số hãng sản xuất smartphone quy mô toàn cầu (trong đó có Samsung) đã bắt đầu cắt giảm một số phụ kiện của thiết bị di động như củ sạc, tai nghe… nhằm hạn chế tiêu thụ nguyên liệu thô và giảm khí thải carbon. Tuy nhiên, chiến lược này vẫn chưa mang đến hiệu quả rõ rệt.
Để hành động quyết liệt hơn, Samsung vừa công bố chương trình “Galaxy vì hành tinh xanh” (Galaxy for the Planet). Dự án đưa ra danh sách mục tiêu cần đạt được vào năm 2025, nhằm hạn chế tác động đến môi trường và giảm thiểu cạn kiệt tài nguyên từ quá trình sản xuất, xử lý sản phẩm Galaxy.
Hướng đến môi trường bền vững vào năm 2025
Để thực hiện mục tiêu môi trường bền vững hơn vào năm 2025, Samsung chú trọng thực hiện 4 hoạt động: Kết hợp vật liệu tái chế vào sản phẩm di động mới; loại bỏ nhựa trong bao bì; giảm mức tiêu thụ điện năng ở chế độ chờ của bộ sạc smartphone xuống dưới 0,005 W và không đưa rác thải đến bãi chôn lấp.
Samsung hạn chế tác động đến môi trường và giảm thiểu cạn kiệt tài nguyên từ quá trình sản xuất, xử lý sản phẩm Galaxy. |
Để thúc đẩy một nền kinh tế tuần hoàn, Samsung tiến hành đầu tư vào các vật liệu mới. Hãng đặt ra mục tiêu sử dụng vật liệu tái chế trên tất cả sản phẩm di động vào năm 2025. Việc cắt giảm, thay thế tài nguyên cũng như vật liệu truyền thống giúp Samsung loại bỏ chất liệu nhựa sử dụng một lần khỏi bao bì sản phẩm vào năm 2025. Hãng sẽ cân nhắc hiệu năng, tính thẩm mỹ và độ bền của chất liệu trước khi thay thế.
Samsung cũng ưu tiên nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tiết kiệm năng lượng. Sau khi thành công giảm mức tiêu thụ điện năng ở chế độ chờ trên tất cả bộ sạc smartphone xuống còn 0,02 W, thương hiệu tiếp tục hướng đến mục tiêu giảm xuống dưới 0,005 W vào năm 2025.
Cuối cùng là mục tiêu không có rác thải đến bãi chôn lấp vào năm 2025. Để giảm rác thải điện tử trên quy mô toàn cầu, Samsung hạn chế chất thải phát sinh tại các nhà xưởng, cải tiến quy trình thiết kế, tối ưu hóa vòng đời sản phẩm. Bên cạnh đó, hãng thông qua các sáng kiến mới như “Chương trình tái chế Galaxy” (Galaxy upcycling), “Sản phẩm chứng nhận làm mới” (Certified re-newed) và thu cũ đổi mới (Trade-in).
Tiếp nối tinh thần Samsung
Samsung cam kết công bố báo cáo tiến độ thực hiện mục tiêu phát triển bền vững một cách minh bạch. Đồng thời, hãng sẵn sàng bắt tay các đối tác trong ngành công nghiệp thiết bị điện tử để thực hiện dự án.
TM Roh - Chủ tịch kiêm Giám đốc Điều hành ngành hàng Truyền thông Di động, Công ty Điện tử Samsung - chia sẻ: “Chúng tôi tin rằng mọi người đều có trách nhiệm trong việc bảo vệ hành tinh cho thế hệ mai sau. ‘Galaxy cho hành tinh xanh’ là một bước quan trọng trong hành trình phát triển bền vững. Chúng tôi cam kết thực hiện bằng tinh thần cởi mở, minh bạch và sự hợp tác”.
Stephanie Choi - Phó chủ tịch cấp cao kiêm Giám đốc Truyền thông Tiếp thị, ngành hàng Thiết bị Truyền thông Di Động, Công ty Điện tử Samsung - cho biết hãng đang tiến hành bắt tay với đối tác chiến lược thuộc nhiều lĩnh vực, ngành công nghiệp và thị trường để mở rộng quy mô toàn cầu. Điều này giúp quá trình thực hiện mục tiêu phát triển bền vững đạt được hiệu quả.
Smartphone cũ của Samsung có thể biến thành máy giám sát trẻ em. Ảnh: Samsung. |
Đại diện thương hiệu cũng cho biết, các sản phẩm của Samsung được thiết kế theo tiêu chuẩn giảm thiểu tác động đến môi trường (bao gồm chip bán dẫn tiết kiệm điện, bao bì bền vững, công nghệ tiết kiệm năng lượng và khả năng nâng cấp thiết bị cũ) trong toàn bộ vòng đời.
Bình luận