Thủ tướng Fiji Sitiveni Rabuka. Ảnh: AP. |
“Hệ thống dân chủ và tư pháp của chúng tôi (Trung Quốc và Fiji) khác biệt, vì vậy chúng tôi sẽ quay lại hợp tác với các quốc gia có hệ thống tương tự”, tờ Fiji Times dẫn lời Thủ tướng Sitiveni Rabuka cho biết, nhắc tới Australia và New Zealand.
Ông Rabuka nói nhân viên an ninh nhà nước Trung Quốc không cần tiếp tục làm việc với lực lượng cảnh sát Fiji. Vị thủ tướng đang đề cập tới biên bản ghi nhớ giữa Lực lượng Cảnh sát Fiji và Bộ Công an Trung Quốc ký kết vào năm 2011.
Theo văn kiện năm 2011, các cảnh sát viên Fiji được đào tạo tại Trung Quốc và các sĩ quan Trung Quốc được triển khai đến Fiji trong chương trình 3-6 tháng.
Hồi tháng 9/2021, các nỗ lực hợp tác trong ngành cảnh sát giữa 2 nước đạt thêm bước tiến mới, sau khi một sĩ quan liên lạc cảnh sát Trung Quốc được điều động làm việc tại Fiji.
Ngày 27/1, Tổng thống Fiji Ratu Wiliame Katonivere cũng thông báo sẽ đình chỉ công tác chuẩn tướng Sitiveni Qiliho theo lời Ủy ban Văn phòng Hiến pháp.
Ông Qiliho được cho là nhân vật thân cận với cựu Thủ tướng Frank Bainimarama - người lãnh đạo Fiji trong 16 năm trước khi thất bại trong cuộc bầu cử hồi tháng 12/2022.
Trước đó, Tư lệnh quân đội Fiji, thiếu tướng Jone Kalouniwai, từng cảnh báo chính phủ không nên thực hiện "những thay đổi sâu rộng” có khả năng "dẫn tới hậu quả an ninh quốc gia lâu dài".
Theo Reuters, trước đó hồi tháng 10/2022, Fiji - đảo quốc đóng vai trò then chốt trong cuộc cạnh tranh khu vực giữa Mỹ và Trung Quốc - đã ký thỏa thuận hợp tác quốc phòng với Australia.
Tầm quan trọng của các đại dương
Mục Thế giới giới thiệu cuốn sách “Quyền lực biển - Lịch sử và địa chính trị của các đại dương trên thế giới”. Cựu Đô đốc Mỹ James G. Stavridis, từng giữ chức Tư lệnh tối cao các lực lượng đồng minh NATO, đã đem đến cho người đọc hành trình đáng nhớ tới tất cả vùng biển quan trọng nhất trên thế giới, cùng với những góc nhìn đa chiều về biển hay sức mạnh của hải quân tới vận mệnh của quốc gia.