Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Fed tiến thoái lưỡng nan vì SVB

Những nỗi lo về lạm phát đã bị thay thế bởi sự sụp đổ của loạt ngân hàng. Điều này sẽ ảnh hưởng lớn tới quyết định điều chỉnh lãi suất sắp tới của Fed.

Fed đang là tâm điểm của sự chú ý sau sự sụp đổ của loạt ngân hàng tại Mỹ. Ảnh: Bloomberg.

Theo Bloomberg, các quan chức của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đang đau đầu vì “bài toán” lãi suất. Họ sẽ buộc phải cân nhắc giữa việc tiếp tục tăng lãi suất trong tuần này để “hạ nhiệt” lạm phát hoặc tạm dừng lộ trình thắt chặt chính sách tiền tệ trong bối cảnh thị trường hỗn loạn do các ngân hàng liên tục phá sản.

Trước khi SVB sụp đổ, các nhà hoạch định chính sách của Fed đã sẵn sàng cho việc tăng lãi suất 50 điểm cơ bản.

Tuy nhiên, với sự biến động của thị trường tài chính, nhiều chuyên gia đang mong đợi một mức tăng thấp hơn, cụ thể là 0,25 điểm phần trăm. Một số ý kiến cho rằng Fed sẽ “đóng băng” lãi suất chủ chốt.

Quyết định này được đưa ra sau khi Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) tăng lãi suất 50 điểm cơ bản vào ngày 16/3. Bà Christine Lagarde, Chủ tịch của ECB, cho biết cơ quan này vẫn sẽ cố gắng kiềm chế lạm phát, đồng thời giám sát chặt chẽ tình hình của các ngân hàng.

Trong bối cảnh hỗn loạn của ngành ngân hàng, ông Jerome Powell, Chủ tịch Fed, có thể sẽ phải đối mặt với loạt câu hỏi xoay quanh việc giám sát của Cục Dự trữ Liên Bang Mỹ đối với SVB và các tổ chức tài chính đang gặp khó khăn khác.

Ông Jerome Powell cũng sẽ cẩn trọng hơn khi nói về xu hướng lãi suất có thể xảy ra trong tương lai. Trước khi các vấn đề về ngân hàng nổi lên, các quan chức của Fed cho rằng lãi suất sẽ cần phải tăng lên trên 5% trong năm nay và duy trì ở mức đó cho đến khi lạm phát xuống mức 2%.

Tuy nhiên, việc Fed tăng lãi suất và tác động đến lợi suất trái phiếu kho bạc có thể sẽ ảnh hưởng sâu rộng tới nền kinh tế. Cùng với đó, động thái này cũng làm hạn chế khả năng của Fed trong việc đưa ra chính sách thắt chặt tiền tệ ở tương lai.

“Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc đưa ra quyết sách. Kỳ vọng của thị trường đã thay đổi mạnh mẽ, từ việc tăng 50 điểm cơ bản sang tạm dừng. Các lo ngại về lạm phát đã bị thay thế bởi những vấn đề của ngân hàng. Tôi kỳ vọng Fed sẽ tăng 25 điểm cơ bản”, bà Anna Wong, chuyên gia kinh tế của Bloomberg, chia sẻ.

Bên cạnh đó, 12 ngân hàng trung ương khác sẽ công bố chính sách trong tuần tới. Các nhà kinh tế dự đoán việc tăng lãi suất sẽ xuất hiện tại Anh, Thụy Sĩ, Na Uy, Nigeria và Philippines. Trong khi đó, Brazil và Thổ Nhĩ Kỳ là hai quốc gia có lãi suất giữ nguyên.

Phố Wall thất vọng

Một số nhà đầu tư dự đoán Fed sẽ dừng tăng lãi suất trong cuộc họp tiếp theo vì vụ sụp đổ của SVB. Nhưng báo cáo lạm phát mới nhất cho thấy điều ngược lại.

VinaCapital: SVB sụp đổ không ảnh hưởng đến Việt Nam

Chuyên gia ngoại đánh giá sự kiện SVB và Credit Suisse không có ảnh hưởng đến Việt Nam, thậm chí còn tạo điều kiện để NHNN hạ lãi suất và thu hút dòng tiền vào chứng khoán.

Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.

Thanh Vũ

Bạn có thể quan tâm