Tính tới hết ngày 4/6, Fast X đã gặt hái 603 triệu USD trên toàn cầu. Trong đó, 128 triệu USD tới từ phòng vé nội địa và gần 475 triệu USD từ thị trường quốc tế. Số liệu đã được đơn vị quan sát phòng vé Box Office Mojo xác nhận.
Cuối tuần qua, bom tấn thu về 9,24 triệu USD trong nước (giảm 60% so với cuối tuần thứ 2 phát hành) và 41,4 triệu USD trên toàn thế giới (giảm 52%). Giới quan sát nhận định phim có sức hút rất lớn tại thị trường nước ngoài, do số tiền kiếm được từ phòng vé nội địa chỉ chiếm 21% tổng doanh thu.
Hiện, tổng số tiền cả thương hiệu Fast & Furious kiếm được đã vượt mốc 7 tỷ USD. Đồng thời, Fast X cũng đưa Universal trở thành hãng phim đầu tiên trong năm 2023 vượt qua cột mốc 1 tỷ USD tại phòng vé nội địa.
Kịch bản phần 10 không được đánh giá cao, nhưng phim vẫn thu hút khán giả nhờ phần hình ảnh cực kỳ mãn nhãn. Ảnh: Screen Rant. |
Theo Collider, thành tích của Fast X tại sân nhà khá khiêm tốn. Đây là phần có doanh thu cuối tuần mở màn thấp nhất trong cả thương hiệu, chỉ xếp trước The Fast and the Furious: Tokyo Drift ra mắt năm 2006 (không tính phần phim phụ năm 2019). Tuy nhiên, thành tích quốc tế của Fast X lại rất đáng mừng.
Chỉ trong 2-3 ngày tới, phim sẽ vượt qua Fast Five (doanh thu 626 triệu USD). Tuy nhiên, phần 10 hầu như không có cơ hội để xô đổ kỷ lục của phần 7 (1,52 tỷ USD) và phần 8 (1,23 tỷ USD).
Chưa kể, với kinh phí sản xuất 340 triệu USD, dự án phải kiếm được tối thiểu 850 triệu USD để bắt đầu sinh lời. Điều đó biến Fast X trở thành canh bạc rủi ro trong lịch sử điện ảnh.
Tủ sách Điện ảnh - Truyền hình giới thiệu những cuốn sách hay và mới nhất về nền công nghiệp điện ảnh, công nghệ truyền hình của Việt Nam cũng như thế giới. Ngoài ra, tủ sách còn giới thiệu các tác phẩm đáng đọc về các bộ phim, diễn viên, MC... nổi tiếng ở Việt Nam và thế giới.