Dynamic Island, công cụ mở rộng trên phần khuyết chứa FaceID, là một trong những tính năng nổi bật nhất của dòng iPhone 14 Pro/Pro Max. Cách xử lý mới lạ của Apple khiến người dùng những thương hiệu khác thích thú.
Theo My Drivers, một người dùng Xiaomi đề xuất trên cộng đồng rằng hãng nên bổ sung tính năng này cho điện thoại của công ty.
Apple xử lý phần khuyết trên màn hình bằng tính năng Dynamic Island. Ảnh: Apple. |
Bất ngờ, ý kiến này nhận được lượng lớn sự ủng hộ của các tài khoản khác. Cụ thể, hơn 60%, tương đương 2.200 người tham gia bình chọn đồng tình với việc hãng điện thoại Trung Quốc nên bổ sung Dynamic Island, hoặc một công cụ tương tự lên smartphone của họ.
Trước sự quan tâm lớn từ cộng đồng, tài khoản quản trị viên diễn đàn lên tiếng xác nhận rằng Xiaomi chưa có kế hoạch phát triển tính năng được mô phỏng từ iPhone 14 Pro/Pro Max.
Trước mắt, chưa có thương hiệu Android nào cho ra đời tính năng như của Táo khuyết. Tuy nhiên, với bản chất là một hệ điều hành mở, cho phép tùy biến giao diện dễ dàng, người dùng có thể sớm nhìn thấy những phần mềm mô phỏng Dynamic Island.
Chỉ hai ngày sau sự kiện Far Out, Mu Ye, một nhà phát triển giao diện trên MIUI của Xiaomi đã đăng tải video chạy thử chức năng tương tự Dynamic Island. Tài khoản này cho biết đã gửi theme tới Xiaomi và đang chờ xét duyệt.
Giao diện người này phát triển còn khá sơ khai, chỉ hiển thị được trên màn hình khóa. Chức năng hiện có gồm bật, tắt nhạc, thông báo sạc. Tính năng nổi bật của phiên bản Dynamic Island này là người dùng được tùy chỉnh kích thước, vị trí của “đảo” để khớp với nơi đặt camera đục lỗ trên điện thoại Android.
Dynamic Island là cách thức thông minh của Táo khuyết nhằm giải quyết điểm yếu của công nghệ phần cứng. Phần “viên thuốc” của iPhone 14 Pro/Pro Max lớn hơn đáng kể các đối thủ Android. Nguyên nhân là cụm này chứa các linh kiện phức tạp như máy chiếu tia, đèn hồng ngoại, cảm biến và camera trước nhằm hỗ trợ công nghệ nhận diện FaceID.
Tuy nhiên, Apple đã xử lý cụm khuyết dài này bằng cách hoạt động như một màn hình phụ, hiển thị thông tin, dễ dàng tùy biến kích cỡ và cho phép tương tác trực tiếp.
Tính năng giống Dynamic Island được một nhà phát triển giao diện Xiaomi tạo ra. Ảnh: Mu Ye. |
The Verge đánh giá cao cách xử lý này của Apple với phần khuyết không thể che giấu. "Việc thay đổi hình dạng là một cách thú vị để tận dụng phần bị cắt. Nếu bạn không thể xóa nó đi, hãy tìm cách khai thác", The Verge nhận định. Đây cũng là phần khác biệt lớn giữa dòng Pro với iPhone 14 “thường” của năm nay.
Việc người dùng Xiaomi đòi hãng bổ sung tính năng giống Apple không phải hành động thiếu cơ sở. Công ty Trung Quốc nổi tiếng bởi việc sao chép thiết kế, tính năng sản phẩm từ iPhone. Chiếc Xiaomi Mi4 của thương hiệu này ra mắt năm 2014 có nhiều nét tương đồng về thiết kế với iPhone 4s, cùng sử dụng khung viền thép vuông. Giao diện MIUI từ khi ra mắt đã rất giống iOS với cách thiết kế không có ngăn chứa ứng dụng, nhiều biểu tượng gần như mô phỏng phần mềm Apple.
Ở phiên bản MIUI mới nhất, Xiaomi còn bắt chước tính năng Widget, bảng điều khiển trung tâm của iOS 15. Bên cạnh đó, nhiều thiết bị phần cứng của Xiaomi lấy cảm hứng từ thiết kế tai thỏ, iPad, MacBook, AirPods của Apple.
iPhone 14
Hơn một nửa linh kiện iPhone 14 đến từ Trung Quốc
Thống kê cho thấy các thương hiệu Trung Quốc chiếm phân nửa tổng chuỗi cung ứng của iPhone 14, con số kỷ lục với một sản phẩm từ Apple.
iPhone 14 Pro Max cháy hàng sau khi chính thức mở bán
Do nguồn hàng iPhone 14 hạn chế, các đại lý chỉ ưu tiên khách hàng đặt trước trong đợt đầu mở bán.
Tính năng ít người biết khi lướt web trên iPhone
Apple đã bổ sung chế độ trình đọc trên Safari, giúp loại bỏ các file phương tiện, quảng cáo không cần thiết khi người dùng lướt web.
Cách tận dụng sức mạnh của camera iPhone 14
Camera của iPhone 14 vẫn còn rất nhiều công cụ thú vị người dùng chưa khám phá hết.
Điểm nhấn trên mẫu iPhone 14 Pro
Với chế độ zoom quang 2x trên iPhone 14 Pro, người dùng có thể thoải mái phóng to ảnh mà không sợ bị vỡ nét.