Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Eximbank lộ ý thâu tóm Sacombank?

Eximbank đưa ra đề nghị với tư cách là cổ đông lớn và được ủy quyền bằng văn bản đại diện cho nhóm cổ đông đa số (trên 51% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết) của Sacombank.

Eximbank lộ ý thâu tóm Sacombank?

Eximbank đưa ra đề nghị với tư cách là cổ đông lớn và được ủy quyền bằng văn bản đại diện cho nhóm cổ đông đa số (trên 51% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết) của Sacombank.

Lời yêu cầu từ ông lớn

Eximbank đưa ra đề nghị với tư cách là cổ đông lớn và được ủy quyền bằng văn bản đại diện cho nhóm cổ đông đa số (trên 51% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết) của Sacombank. 

Eximbank vừa có văn bản đề nghị bầu lại toàn bộ Hội đồng Quản trị, Ban kiểm soát của Sacombank tại đại hội cổ đông sắp tới.Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) vừa có văn bản gửi Chủ tịch Hội đồng Quản trị và Trưởng ban Kiểm soát Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) về một số nội dung chương trình đại hội cổ đông thường niên của Sacombank năm tài chính 2011.

Trước đó, trong các ngày 7 và 15/2/2012, lãnh đạo Eximbank và Sacombank đã có họp bàn, trao đổi giữa hai bên.Cơ sở để Eximbank trao đổi và có văn bản này là tư cách là một cổ đông lớn (sở hữu 9,73% vốn điều lệ của Sacombank). Đáng chú ý là ngoài tỷ lệ sở hữu trên, Eximbank cũng được ủy quyền bằng văn bản đại diện cho nhóm cổ đông đa số (trên 51% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết) của Sacombank, để thực hiện các quyền cổ đông liên quan.

Theo đó, để chuẩn bị cho đại hội đồng cổ đông thường niên năm tài chính 2011 của Sacombank, tại văn bản trên, Eximbank đề nghị Chủ tịch Hội đồng Quản trị và Trưởng ban kiểm soát Sacombank một số nội dung đáng chú ý.

Thứ nhất, Eximbank đề nghị bổ sung vào chương trình đại hội đồng cổ đông sắp tới các nội dung sau:

Bầu lại toàn bộ Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát với lý do đã có sự thay đổi cơ bản về cơ cấu cổ đông của Sacombank: như sự thoái vốn của Dragon Capital, Ngân hàng ANZ, Công ty Cổ phần Cơ điện lạnh (REE)..., đồng thời có sự tham gia của các cổ đông mới (trong đó có Eximbank). "Như vậy, thành phần Hội đồng Quản trị hiện nay chỉ đại diện cho phần vốn cổ phần chiếm tỷ trọng rất thấp", văn bản nêu.

Mặt khác, một lý do khác được đưa ra là: trong thời gian qua, Sacombank đã thực hiện một số các hợp đồng, giao dịch có giá trị lớn có thể làm ảnh hưởng đến quyền lợi của cổ đông Sacombank, cụ thể như quyết định mua lại 100 triệu cổ phiếu quỹ, thoái vốn tại Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn Thương Tín (SBS)...

Một lý do nữa là "tình hình hoạt động của Sacombank năm 2011, mặc dù đã đạt được một số kết quả nhất định nhưng so với một số ngân hàng thương mại cổ phần khác có cùng quy mô thì theo quan điểm của chúng tôi là hiệu quả chưa tương xứng", văn bản do Chủ tịch Hội đồng Quản trị Eximbank Lê Hùng Dũng ký đề cập thêm.

Thứ hai, Eximbank đề nghị nguyên tắc đề cử đại diện vào thành viên Hội đồng Quản trị, Ban kiểm soát theo quy định tại khoản 2 Điều 79, điểm c khoản 3 Điều 104 Luật Doanh nghiệp, Điều 29 Nghị định số 102/2010/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp; khoản 9 Điều 53, điểm d khoản 3 Điều 59 Luật Các tổ chức tín dụng và quy định tại Điều 25 Điều lệ Sacombank.

Theo đó, cổ đông, nhóm cổ đông sở hữu trên 10% đến dưới 20% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết được đề cử tối đa một ứng cử viên; cổ đông, nhóm cổ đông sở hữu từ 20% đến dưới 30% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết được đề cử tối đa hai ứng cử viên; cổ đông, nhóm cổ đông sở hữu từ 30% đến dưới 40% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết được đề cử tối đa ba ứng cử viên; cổ đông, nhóm cổ đông sở hữu từ 40% đến dưới 50% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết được đề cử tối đa bốn ứng cử viên; cổ đông, nhóm cổ đông sở hữu từ 50% đến dưới 60% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết được đề cử tối đa năm ứng cử viên; cổ đông, nhóm cổ đông sở hữu từ 60% đến dưới 70% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết được đề cử tối đa sáu ứng cử viên; cổ đông, nhóm cổ đông sở hữu từ 70% đến dưới 80% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết được đề cử tối đa bảy ứng cử viên; cổ đông, nhóm cổ đông sở hữu từ 80% đến dưới 90% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết được đề cử tối đa tám ứng cử viên.

Ngoài những nội dung trên, Eximbank đề nghị: "Sacombank điều chỉnh chỉ tiêu kế hoạch năm 2012 trình đại hội đồng cổ đông, trong đó chỉ tiêu lợi nhuận kế hoạch 2012 phải đạt ít nhất 4.025 tỷ đồng, tăng thêm ít nhất 15% so với kế hoạch dự kiến báo cáo trình đại hội đồng cổ đông mà chúng tôi biết được qua thông tin báo chí là 3.500 tỷ đồng".

Và trong thời gian chuẩn bị cho đại hội đồng cổ đông, Eximbank đề nghị Sacombank không chuyển nhượng các tài sản lớn của ngân hàng, trong đó có phần cổ phiếu quỹ hiện Sacombank đang nắm giữ.

Một thành viên HĐQT Eximbank giải thích lý do có văn bản này là vì có đơn nặc danh nói Sacombank có dấu hiệu tẩu tán tài sản và thực hiện việc kêu gọi cổ đông ủy quyền. "Chúng tôi vẫn chưa thể nói gì cụ thể, nhưng văn bản này nhằm ngăn chặn những hành động bất lợi (nếu có) đối với cổ đông của lãnh đạo Sacombank.

Một nghi vấn thâu tóm

Theo ông Đặng Văn Thành - chủ tịch HĐQT Sacombank - cho rằng rất ngạc nhiên trước thông tin Sacombank tẩu tán tài sản. "Chúng tôi hoạt động theo luật và chuyên nghiệp. Việc bán tài sản nếu có cũng phải được thông qua bởi ủy ban thanh lý tài sản chứ không phải ai muốn làm gì thì làm" - ông Thành nói.

Ông Thành cho biết thêm hơn 80% bất động sản của Sacombank là trụ sở chính và chi nhánh, do đó không có chuyện bán những tài sản này. Còn việc nhận ủy quyền đại diện, theo ông Thành, hằng năm ngân hàng này đều thực hiện do số lượng cổ đông của ngân hàng khá lớn, lên tới hơn 70.000 cổ đông.

Xung quanh tỉ lệ 51% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết như Eximbank công bố, theo ông Thành, do chưa chốt danh sách nên chưa thể nói được điều gì. "Ngay cả vợ chồng vẫn có thể thay đổi, huống hồ gì chuyện cổ đông vốn thường xuyên biến động. Hôm nay anh có thể là cổ đông nhưng ngày mai anh có thể không còn là cổ đông sau khi bán cổ phiếu, hôm nay anh có thể ủy quyền nhưng ngày mai ủy quyền này không còn giá trị do anh không còn là cổ đông..." - ông Thành nói.

Về các đề nghị của Eximbank, theo ông Thành, là quyền của cổ đông này. "Việc bầu lại HĐQT hay không là suy nghĩ của những nhà đầu tư mới. Họ có quyền. Nhưng mọi chuyện đều phải tuân thủ theo quy định của pháp luật..." - ông Thành nói. Trong khi đó, theo khẳng định của ông Thành, nhiệm kỳ HĐQT của Sacombank từ năm 2011-2015 đã được ĐHCĐ thông qua và được Ngân hàng Nhà nước phê chuẩn. Do đó không có chuyện muốn bãi miễn thì bãi miễn.

Hơn nữa, theo ông Thành, ngân hàng là định chế tài chính trung gian, phải tuân thủ quy định về an toàn tiền gửi của người dân, an toàn về hoạt động, nên không thể nào mỗi lần thay đổi cổ đông là thay đổi HĐQT. "Những đề nghị, dù là của bất cứ ai, nếu không đúng với điều lệ, nghị quyết ĐHCĐ thì xin lỗi, chúng tôi không thể làm theo" - ông Thành nói.

Giám đốc môi giới một công ty chứng khoán cho rằng với một tên tuổi như Eximbank, nếu không nắm trong tay danh sách cổ đông ủy quyền với tỉ lệ như đã công bố, ngân hàng này sẽ không đưa ra những "yêu sách" với Sacombank.

"Đây là thâu tóm thù địch. Nếu không nắm chắc phần thắng, Eximbank đã không tuyên bố rình rang như vậy..." - vị giám đốc này nói.

Tổng giám đốc một công ty chứng khoán cũng cho rằng khả năng thành công trong phi vụ thâu tóm này của Eximbank là khá lớn, do tỉ lệ nắm giữ của nhóm cổ đông trong ban lãnh đạo Sacombank là khá thấp so với con số 51% của nhóm Eximbank.

Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng những đề nghị của Eximbank là không đảm bảo yếu tố pháp lý và Sacombank hoàn toàn có thể không đáp ứng. Một lãnh đạo của Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM cho rằng động thái này là hơi "vội vàng".

Theo vị này, danh sách cổ đông của Sacombank vẫn chưa chốt nên chưa thể khẳng định nhóm Eximbank có nắm 51% như công bố hay không. Đối với đề nghị không bán tài sản lớn, trong đó có cổ phiếu quỹ, theo vị lãnh đạo này, Eximbank khó đạt được mục tiêu. "Quyền quyết định vẫn nằm trong tay Sacombank, họ có quyền hành xử theo đúng luật một khi ban lãnh đạo của ngân hàng này chưa có sự thay đổi..." - vị này nói.

Một chuyên gia chứng khoán cho rằng căn cứ điều lệ của Sacombank, nhóm cổ đông do Eximbank làm đại diện không những không đủ điều kiện đề cử người đại diện tham gia HĐQT Sacombank, cũng không đủ điều kiện triệu tập ĐHCĐ. Vị chuyên gia này cho biết theo điều lệ của Sacombank (khoản J, điều 25), cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu trên 10% tổng số cổ phần phổ thông trong thời hạn liên tục ít nhất sáu tháng mới được đề cử người vào HĐQT và ban kiểm soát (nếu có), được yêu cầu triệu tập ĐHCĐ...

Vị chuyên gia này cũng cho rằng đây chỉ mới là sự khởi đầu cho các cuộc đua giành quyền kiểm soát Sacombank trong thời gian tới.

Theo Vef

Theo Vef

Bạn có thể quan tâm