Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

EVN lỗ hơn 20.700 tỷ đồng sau kiểm toán

Báo cáo tài chính sau kiểm toán của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa được công bố với khoản lỗ sau thuế kỷ lục hơn 20.700 tỷ đồng năm 2022.

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất sau kiểm toán năm 2022. Theo đó, báo cáo ghi nhận doanh thu hợp nhất của tập đoàn năm ngoái đạt 463.000 tỷ đồng, tăng 8,7% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, doanh thu từ bán điện chiếm tới 98%, đạt trên 456.000 tỷ đồng.

Tuy nhiên, do giá vốn hàng bán tăng cao, chiếm hơn 452.000 tỷ đồng nên lợi nhuận gộp của EVN giảm mạnh còn 10.580 tỷ đồng, giảm hơn 72% so với năm 2021.

Năm 2022, tập đoàn này cũng ghi nhận doanh thu hoạt động tài chính giảm xuống 7.382 tỷ đồng, giảm hơn 50% so với năm 2021. Trong khi đó, chi phí tài chính tăng 24% lên 18.192 tỷ đồng (chủ yếu do chênh lệch tỷ giá); chi phí bán hàng giảm 17% xuống còn 6.172 tỷ đồng; chi phí quản lý tăng nhẹ khoảng 1,2% lên mức 14.380 tỷ đồng.

Sau khi trừ các chi phí, EVN ghi nhận lỗ sau thuế là 20.747 tỷ đồng, trong khi năm 2021 lãi 14.726 tỷ đồng. Riêng công ty mẹ tập đoàn lỗ sau thuế 22.256 tỷ đồng.

Tại thời điểm 31/12/2022, tổng tài sản của EVN là 666.165 tỷ đồng, giảm gần 40.000 tỷ đồng so với đầu năm 2022. Đáng chú ý, lượng tiền mặt và tiền gửi của doanh nghiệp này đạt mức 101.527 tỷ đồng.

EVN GHI NHẬN MỨC LỖ LỚN NHẤT TRONG LỊCH SỬ
Nguồn: BCTC hợp nhất
Nhãn 2017 2018 2019 2020 2021 2022
Doanh thu thuần tỷ đồng 294847 338500 394890 323493 330244 463000
Lợi nhuận sau thuế
6593 6818 9720 15985871 -20747

Lượng tiền mặt đang gửi ngân hàng không kỳ hạn là 7.419 tỷ đồng. Số tiền gửi ngân hàng trong năm vừa qua cũng đã mang về cho tập đoàn hơn 3.724 tỷ đồng tiền lãi.

Trong báo cáo gửi các đại biểu Quốc hội hồi tháng 5, EVN cũng giải trình rõ lý do năm ngoái tập đoàn này thua lỗ. Năm 2022, giá thành khâu phát điện chiếm tỷ trọng 83,6%; các khâu truyền tải, phân phối - bán lẻ và phụ trợ chỉ chiếm tỷ trọng 16,4%.

Do các thông số đầu vào khâu phát điện năm 2022 (giá nhiên liệu than, dầu, khí) tăng đột biến so với các năm trước đây nên làm giá thành khâu phát điện tăng mạnh, từ 1.506 đồng/kWh năm 2021 lên 1.698 đồng/kWh trong năm 2022 (tương ứng mức tăng 192,05 đồng/kWh).

Năm 2022, các nhà máy điện hạch toán phụ thuộc EVN sản xuất với sản lượng chỉ chiếm 20% tổng sản lượng điện năng của hệ thống với giá điện bình quân là 859,9 đồng/kWh.

Với vai trò là người mua duy nhất, để đảm bảo đủ điện cho phát triển kinh tế - xã hội, EVN cho biết đã phải mua 80% sản lượng điện năng còn lại từ các nhà máy điện độc lập theo các hợp đồng mua bán điện.

EVN cho biết đang là doanh nghiệp đứng ra chịu toàn bộ khoản lỗ sản xuất kinh doanh năm 2022 thay cho các khách hàng sử dụng điện. Tập đoàn này cũng cho biết các nguyên nhân trên có thể khiến doanh nghiệp tiếp tục lỗ trong các năm tiếp theo dù EVN đã rất nỗ lực và quyết liệt triển khai các giải pháp nội tại để tiết giảm chi phí.

Độc giả có thể tìm thêm nhiều câu chuyện truyền cảm hứng về những gương doanh nhân thành công, kinh nghiệm điều hành doanh nghiệp và những kiến thức mới mẻ thời đại 4.0 ở tuyển tập sách của Zing tại Tủ sách kinh tế

Một công ty do EVN nắm hơn 54% vốn bị mất an toàn tài chính

Theo Kiểm toán Nhà nước, Công ty CP Tư vấn Xây dựng điện 1 do EVN nắm giữ 54,34% vốn điều lệ đã bị đưa vào diện giám sát tài chính đặc biệt theo quy định của Chính phủ.

Khó khăn tài chính, EVN nợ PV Power gần 13.000 tỷ đồng

Tổng giám đốc PVN yêu cầu rà soát lại hợp đồng giữa các bên, đồng thời hỗ trợ PV Power về công tác cân đối dòng tiền trong lúc khó khăn. 

Nắng nóng gay gắt dài ngày, miền Bắc có thiếu điện trở lại?

Theo EVN, mực nước về các hồ thời gian qua đã tăng nhanh, nhưng miền Bắc không có công suất điện dự phòng nên thời gian tới vẫn có thể xảy ra tình huống phải cắt giảm điện.

Thanh Thương

Bạn có thể quan tâm