Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

EVN Hà Nội: Gộp 2 tháng hóa đơn không làm nhảy bậc giá điện

Theo lãnh đạo EVN Hà Nội, định mức tiêu dùng điện của khách hàng trong hóa đơn mới nhất được điều chỉnh tương ứng chứ không bị dồn vào bậc thang ở mức cao.

Từ ngày 29/2, EVN Hà Nội đã chuyển ngày ghi chỉ số công tơ về ngày cuối tháng cho hơn 2,8 triệu khách hàng. Ảnh: Lê Hiếu.

Tại buổi tọa đàm "Làm rõ cách tính hóa đơn tiền điện" do báo Vietnamnet tổ chức chiều 8/3, bà Tô Lan Phương, Trưởng ban kinh doanh EVN Hà Nội đã có những giải đáp liên quan việc tính gộp hóa đơn tiền điện 2 tháng gần nhất.

Cụ thể, bà Phương cho biết trong tháng có thay đổi ngày ghi chỉ số, hóa đơn tiền điện được lập trên cơ sở điện năng tiêu thụ của khách hàng trong kỳ ghi chỉ số theo công thức tính toán quy định.

Trong kỳ tính tiền điện tháng 2, số ngày sử dụng điện thực tế được kéo dài thành 38-57 ngày mới trả tiền điện, tùy theo thời điểm cuối cùng của kỳ ghi chỉ số tháng trước.

"Tiền điện của khách hàng tháng này tăng cao hơn tháng trước tương ứng với số ngày thực tế của khách hàng, và định mức tiêu thụ điện cũng được điều chỉnh tương ứng chứ không bị dồn vào ở bậc cao", bà Phương lý giải.

Về lý do không tách thành 2 hóa đơn khiến khách hàng khó theo dõi, lãnh đạo EVN Hà Nội cho biết đơn vị tuân thủ đúng quy định về số lần ghi chỉ số công tơ trong tháng tại Nghị định 137/2013, trong đó chỉ ghi chỉ số một lần đối với khách hàng sinh hoạt. Do đó không thể tách thành 2 hóa đơn để phát hành và thu tiền như ý kiến của khách hàng.

Theo bà Phương, việc thay đổi lịch ghi chỉ số công tơ đã được EVN Hà Nội báo cáo UBND TP Hà Nội, UBND quận, huyện, phường, xã trên địa bàn và thông tin tới các tổ dân phố, cụm dân cư, tòa nhà... và các khách hàng sử dụng điện.

Ông Hà Đăng Sơn, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và tăng trưởng xanh, cho rằng các quy định thay đổi chỉ số công tơ là quy định do Bộ Công Thương ban hành, chứ không phải EVN có thể tự ý đưa ra một quy định, cách tính riêng.

"Thực ra, người dân tiêu thụ điện trong tháng Giêng nhưng do việc xuất hóa đơn nhận lại tiền điện chi trả lại trong tháng 2 nên theo nguyên tắc kế toán ghi tháng 2, điều này tạo nên sự nhầm lẫn không nhỏ cho người tiêu dùng", ông nói.

Theo vị này, việc EVN Hà Nội cũng như các tổng công ty điện lực khác điều chỉnh hiện nay cũng giúp minh bạch hóa, khớp lại chuẩn khung thời gian. Việc lắp đặt toàn bộ công tơ điện tử cũng giúp người dùng rà soát chính xác tiêu dùng điện năng từng ngày.

Ông cho rằng trong tháng Giêng, có những ngày tiêu dùng đột biến khi nhiệt độ thấp, độ ẩm cao, xu hướng chung của các gia đình là nhiều các thiết bị như máy điều hòa không khí, máy sưởi, thiết bị máy hút ẩm. Trong trường hợp này phát sinh việc chi trả hóa đơn điện nhiều hơn, không phải trong tháng 2, không phải do kéo dài thời gian thu tiền ra hơn 50 ngày.

"Bên cạnh đó, giai đoạn cận Tết, các gia đình cũng tiêu dùng rất nhiều điện. Tôi đã so sánh giữa tiêu dùng của năm 2023 với 2024, trong trường hợp này tiêu dùng điện năng tính tổng của gia đình đã tăng hơn 2 lần", ông nói.

Tuy vậy, theo ông Sơn, nếu nhìn lại toàn bộ cách phân bổ tiêu thụ điện năng thì khoảng 70% tiêu thụ điện diễn ra trong 31 ngày đầu tiên, tức là trong kỳ hóa đơn đầu tiên chứ không phải giai đoạn sau. Có nghĩa là việc kéo giãn tới ngày 29/2 không ảnh hưởng tới mức áp giá.

Trước đó, trong những ngày đầu tháng 3, nhiều hộ gia đình ở Hà Nội nhận được thông báo thanh toán hóa đơn tiền điện với mức trả tăng gần gấp đôi thông thường, thậm chí có hộ gia đình ghi nhận mức tăng gấp 3 lần.

Lý giải về nguyên nhân này, EVN Hà Nội cho biết từ ngày 29/2 đơn vị đã chuyển ngày ghi chỉ số công tơ về ngày cuối tháng cho hơn 2,8 triệu khách hàng sử dụng điện trên toàn địa bàn thành phố.

Chẳng hạn, trước đây, các hộ dân ghi chỉ số công tơ ngày 3 hàng tháng nhưng với cách tính mới, cơ quan điện lực sẽ chốt công tơ ngày 29/2. Do đó, số ngày sử dụng điện thực tế của kỳ hóa đơn này tăng lên 57 ngày (từ ngày 4/1 đến ngày 29/2) nên hoá đơn tiền điện gần gấp đôi so với tháng trước.

Trong môi trường kinh tế hiện nay, đầu tư đã trở thành khái niệm không mấy xa lạ với hầu hết mọi người. Để độc giả có thể tiếp cận những xu hướng đầu tư mới nhất, Tri thức - Znews xây dựng chủ đề Đầu tư qua sách - nơi ghi lại những cuốn sách, câu chuyện, xu hướng đầu tư đã và đang diễn ra. Trong đó, các lĩnh vực đầu tư phổ biến bao gồm bất động sản, chứng khoán, ngoại hối và tiền ảo... Ngoài các câu chuyện về đầu tư, Đầu tư qua sách còn bao gồm các kiến thức về quản lý gia sản, tài chính cá nhân.

Phó thủ tướng: Quản lý chặt cấp phép dịch vụ karaoke, vũ trường

Phó thủ tướng Trần Hồng Hà đánh giá hoạt động dịch vụ karaoke, vũ trường có tính chất nhạy cảm. Do đó, việc cấp phép hoạt động loại hình kinh doanh này phải theo quy hoạch.

Lối đi nào cho ngành bia?

Dự báo ngành bia, rượu vẫn sẽ tiếp tục gặp khó khăn trong năm 2024 do sức mua sụt giảm, chuyên gia đề xuất nên lùi thời hạn tăng thuế và có thêm chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp.

Nhiều doanh nghiệp TP.HCM không còn tài sản thế chấp để vay vốn

Dù ngân hàng có nhiều vốn cho vay nhưng doanh nghiệp nhỏ và vừa ở TP.HCM không thể tiếp cận nguồn vốn do không đảm bảo yêu cầu về thế chấp tài sản hoặc không đủ điều kiện vay.

Thanh Thương

Bạn có thể quan tâm