CNBC đưa tin hôm 4/5, Ủy ban châu Âu đã đưa ra các biện pháp trừng phạt mới đối với Điện Kremlin. Một trong số đó là cắt bỏ nhập khẩu dầu thô của Nga trong vòng 6 tháng.
Việc Nga đổ quân vào Ukraine thúc đẩy Liên minh châu Âu (EU) đưa ra các biện pháp trừng phạt đối với ngành công nghiệp năng lượng và chặn nguồn thu quan trọng của Moscow. Nhưng đó không phải một nhiệm vụ dễ dàng.
Khối này phụ thuộc vào nguồn cung năng lượng từ Nga, bao gồm dầu mỏ. Theo dữ liệu chính thức, vào năm 2020, dầu Nga chiếm tới 25% lượng dầu nhập khẩu của EU.
Dầu Nga chiếm tới 25% lượng dầu nhập khẩu của EU trong năm 2022. Ảnh: Reuters. |
Không dễ dàng
Trong cuộc họp báo hôm 5/4, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen thừa nhận rằng việc loại bỏ dầu Nga "sẽ không dễ dàng".
"Một số quốc gia thành viên rất phụ thuộc vào dầu Nga. Nhưng chúng tôi vẫn phải nỗ lực giải quyết vấn đề này. Đây sẽ là lệnh cấm nhập khẩu hoàn toàn đối với mọi loại dầu mỏ của Nga", bà Ursula von der Leyen tuyên bố.
Trước đó, theo Bloomberg, giới chức EU cũng thảo luận về một số biện pháp nhằm cắt giảm doanh thu từ dầu của Nga, gồm đặt giá trần, cơ chế thanh toán đặc biệt và đòn thuế. Các gói trừng phạt cũng nhắm vào Belarus vì hỗ trợ Nga trong cuộc chiến ở Ukraine.
Các biện pháp nhằm giảm nguồn thu từ xuất khẩu dầu của Nga càng nhiều càng tốt, mà không dẫn tới tình trạng bất ổn trên thị trường toàn cầu. Giá dầu tăng cao khiến Moscow không chỉ chịu ít tác động từ lệnh trừng phạt, mà còn hưởng lợi nhờ thu ngân sách tăng cao.
Lượng dầu thô được chuyển từ Nga tới Tây Bắc Âu mỗi ngày | ||||||||||||||
Nguồn: Dữ liệu của Bloomberg | ||||||||||||||
Nhãn | Ngày 28/1/2022 | 4/2 | 11/2 | 18/2 | 25/2 | 4/3 | 11/3 | 18/3 | 25/3 | 1/4 | 8/4 | 15/4 | 22/4 | |
triệu thùng | 1.22 | 1.3 | 1.3 | 1.24 | 1.27 | 1.24 | 1.22 | 1.24 | 0.97 | 0.83 | 0.71 | 0.65 | 0.78 |
Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), Nga là nước xuất khẩu dầu thô lớn thứ 2 thế giới, chiếm 14% nguồn cung toàn cầu vào năm ngoái. Gần 2/3 lượng dầu xuất khẩu của nước này được đưa tới châu Âu. Cuộc xung đột giữa Nga - Ukraine và các lệnh trừng phạt nhắm vào Điện Kremlin đã khiến giá dầu tăng vọt.
Theo giới quan sát, trên thực tế, EU khó đưa ra lệnh cấm vận đốt với khí đốt tự nhiên của Nga vào thời điểm này. Bởi những thiệt hại kinh tế mà nó gây ra sẽ rất lớn. Tuy nhiên, châu Âu có thể chống chịu được.
Mỹ, Anh, Canada và Australia đều đã cấm vận dầu Nga. Những hạn chế nhắm vào các ngân hàng, tổ chức tài chính và giới nhà giàu Nga cũng tạo ra lệnh cấm ngầm đối với ngành công nghiệp năng lượng nước này.
Theo dữ liệu của Bloomberg, lượng dầu thô được chuyển từ Nga tới Tây Bắc Âu mỗi ngày đã giảm mạnh, dù vẫn ở mức cao.
Có khả năng chống chịu
Các công ty dầu khí châu Âu như Shell, TotalEnergies và Neste đã ngừng mua dầu thô của Nga, hoặc sẽ ngừng mua dầu thô của Nga vào cuối năm nay.
Tuy nhiên, lệnh cấm có tác động không đồng đều đối với các quốc gia thành viên. Hungary và Đức từ lâu đã phản đối các lệnh trừng phạt nhắm vào dầu Nga. Nhưng mới đây, đại diện của Đức đã thay đổi quan điểm. Giới chức nước này cho biết sẵn sàng ngừng mua dầu Nga nếu bảo đảm được nguồn cung thay thế.
Giờ đây, chúng tôi đề xuất một lệnh cấm với dầu Nga. Đây sẽ là lệnh cấm nhập khẩu hoàn toàn đối với mọi loại dầu mỏ, bao gồm qua đường biển và ống dẫn, dầu thô và dầu tinh chế của Nga
Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen
Còn Hungary và Slovakia nhiều khả năng sẽ được miễn trừ khỏi lệnh cấm bởi 2 nước này phụ thuộc lớn vào nguồn cung dầu từ Moscow.
Theo bà Ursula von der Leyen, EU sẽ đảm bảo loại bỏ dầu nhập từ Nga theo lộ trình cụ thể để có thời gian tìm nguồn cung thay thế nhằm giảm tác động lên thị trường dầu.
Để giảm phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch của Nga, châu Âu đang gấp rút đẩy mạnh dòng chảy khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG), tăng cường sản xuất từ các nguồn tái tạo vào năm 2030 và kêu gọi cắt giảm nhu cầu.
EU tăng cường thảo luận về lệnh cấm dầu Nga sau khi Moscow bắt đầu ngừng cung khí đốt tự nhiên cho châu Âu. Hôm 27/4, hãng khí đốt quốc doanh Nga Gazprom tuyên bố dừng bán khí đốt tự nhiên cho Bulgaria và Ba Lan sau khi các nước này từ chối yêu cầu thanh toán bằng đồng RUB, thay vì EUR.
Động thái trên đánh dấu sự leo thang đáng kể trong xung đột kinh tế giữa Nga và phương Tây. Đó là lời đáp trả cứng rắn nhất của Moscow với các vòng trừng phạt gần đây của châu Âu vì xung đột ở Ukraine.
Theo dữ liệu của Trading Economics hôm 5/4 (theo giờ Việt Nam), sau thông tin về đề xuất của Ủy ban châu Âu, giá dầu WTI tăng vọt 2,84% so với 24 giờ trước đó lên 105,3 USD/thùng. Còn giá dầu Brent tăng 2,85 USD/thùng, tương đương 2,73%, lên 107,81 USD/thùng.