Sau ba năm tạm dừng, hàng loạt phân xưởng công nghệ của nhà máy Bio Ethanol Dung Quất (Quảng Ngãi) đang được các chuyên gia, kỹ sư khởi động chuẩn bị sản xuất vào tháng 10 tới.
Tháng 9/2009, nhà máy Bio Ethanol Dung Quất được khởi công với tổng vốn đầu tư gần 1.850 tỷ đồng. Nhà máy có công suất thiết kế 100 triệu lít Ethanol mỗi năm, đưa vào vận hành thương mại vào tháng 1/2014.
Do giá bán Ethanol trên thị trường thấp hơn 2.000 đồng mỗi lít so với giá thành sản xuất, nhà máy thua lỗ buộc phải "đóng cửa" từ tháng 4/2015.
Đến tháng 3/2016, khi chi tiêu hết nguồn vốn đầu tư lưu động, doanh nghiệp này tạm dừng trả lương cho người lao động.
Phân xưởng công nghệ sản xuất điện hơi nhà máy Bio Ethanol Dung Quất. Sau ba năm nhà máy dừng hoạt động, Công ty CP Nhiên liệu sinh học Dung Quất (BF) ký hợp đồng hợp tác với Công ty CP Đầu tư và Thương mại tạp phẩm (Tocontap) tái khởi động nhà máy Bio Ethanol Dung Quất.
Hai tháng qua, các chuyên gia, kỹ sư đang tổng kiểm tra, bảo dưỡng để bảo đảm thông số kỹ thuật các dây chuyền thiết bị, phân xưởng trước khi đưa vào vận hành trở lại. Ông Phạm Văn Vượng, Giám đốc Công ty CP Nhiên liệu sinh học Dầu khí miền Trung (BSR-BF), cho biết ngày 5/10 tới, việc sửa chữa, bảo dưỡng các phân xưởng công nghệ sẽ hoàn tất đưa nhà máy sản xuất kinh doanh trở lại.
Khu vực trung tâm điều khiển nhà máy Bio Ethanol Dung Quất. Theo hợp đồng, năm 2018, BSR - BF sẽ sản xuất khoảng 7.000 m3 Ethanol cung ứng cho Tocontap và số lượng 35.000 m3 còn lại như đã ký trong hợp đồng sẽ sản xuất vào năm 2019.
Phân xưởng công nghệ lò hơi đốt than tầng sôi tuần hoàn. Theo hợp đồng ký kết, BSR - BF là đơn vị nhận chế biến sản phẩm chính là Ethanol từ nguyên liệu do Tocontap cung cấp. Hợp đồng này có thời hạn là 10 năm kể từ ngày ký, chia làm hai giai đoạn, mỗi giai đoạn 5 năm.
Phân xưởng sản xuất chính của nhà máy Bio Ethanol Dung Quất. Theo quy trình sản xuất, nhà máy tiếp nhận nguyên liệu sắn (mì lát) đầu vào sau đó chuyển đến phân xưởng nghiền, tách cát, đưa qua lò nấu, lên men, chưng cất tạo ra sản phẩm diễn ra trong thời gian 72 giờ.
Bồn bể ở phân xưởng sản xuất chính của nhà máy. Trong vòng 12 tháng đầu, phía Tocontap cam kết bao tiêu toàn bộ sản phẩm Ethanol phân phối cho các đơn vị pha trộn xăng E5 cung cấp thị trường trong nước.
Hệ thống thu hồi, sản xuất C02 lỏng. Theo thiết kế, mỗi năm nhà máy này sản xuất 20.000 tấn C02 lỏng. Trước đó ngày 28/8, Đoàn công tác của Ủy ban Kinh tế Quốc hội do Phó Chủ nhiệm Nguyễn Đức Kiên làm Trưởng đoàn làm việc với Công ty CP lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR). Tại buổi làm việc này, ông Kiên cho hay đối với nhà máy Bio Ethanol Dung Quất và các dự án khác chưa hiệu quả của PetroVietNam sẽ được Quốc hội đưa vào báo cáo kinh tế - xã hội 2018 - 2019 để xem xét.
Theo ông Kiên, quan điểm của Quốc hội là đối với các dự án chưa hiệu quả, cần khoanh lại quá khứ, đẩy nhanh để đưa dự án đi vào sản xuất, từng bước khắc phục khó khăn.
Dịp này, nhà thầu PTSC cũng đầu tư bổ sung hồ xử lý kỵ khí Cigar (công suất 80.000 - 100.000 m3) nâng hiệu quả xử lý TSS và COD của hệ thống xử lý sinh học kỵ khí; cải hoán hệ thống xử lý hiện hữu, bổ sung bể xử lý bằng công nghệ thiếu khí (công suất dự tính 1.000 - 2.500 m3) nhằm nâng cao hiệu quả xử lý N, P cho nhà máy Bio Ethanol Dung Quất.
Mới chỉ có 2/12 dự án yếu kém ngành công thương cắt được lỗ. Số còn lại vẫn đang chật vật để khắc phục. Số lỗ lũy kế đến hết năm 2017 đã lên đến gần 18.700 tỷ đồng.
Sau một thời gian khắc phục, 2/12 dự án yếu kém của ngành công thương đã có lãi. Một số dự án có chuyển biến tích cực, nhưng vẫn còn nhiều vấn đề vướng mắc khó giải quyết.
Theo Bloomberg Billionaires Index, trái ngược với sự thăng hoa của các tỷ phú công nghệ, nhiều "ông trùm" ngành hàng tiêu dùng, xa xỉ đã sụt giảm tài sản đáng kể trong năm 2024.