Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Economist: Việt Nam thuộc nhóm nền kinh tế an toàn sau dịch Covid-19

Trong bảng xếp hạng sức khỏe tài chính của 66 nền kinh tế mới nổi, Việt Nam đứng thứ 12, thuộc nhóm an toàn sau dịch Covid-19 nhờ các chỉ số tài chính ổn định.

Bảng xếp hạng của tạp chí The Economist dựa trên 4 chỉ số sức mạnh tài chính, bao gồm nợ công, nợ nước ngoài, chi phí đi vay và dự trữ ngoại hối. Theo đó, hơn 30 nền kinh tế mới nổi đang đối mặt với áp lực lớn, tệ nhất là Lebanon và Venezuela.

Trong nhóm các nền kinh tế an toàn, Botswana đứng đầu, tiếp theo là Đài Loan và Hàn Quốc. Việt Nam xếp thứ 12 sau Trung Quốc và Guatemala với các chỉ số nợ công, nợ nước ngoài, chi phí đi vay và dự trữ ngoại hối đều ở mức ổn định cho đến mạnh.

The Economist đánh giá phần lớn các nền kinh tế trong nhóm trên đều đủ khỏe mạnh để vượt qua đại dịch. Nhóm 30 nền kinh tế yếu nhất có quy mô tương đối nhỏ, chỉ chiếm 11% tổng GDP của toàn bộ 66 nền kinh tế.

kinh te Viet Nam sau dich Covid-19 anh 1

Việt Nam đứng thứ 12/66 trong bảng xếp hạng các nền kinh tế mới nổi. Ảnh: The Economist.

Theo The Economist, dịch Covid-19 làm tổn thương các nền kinh tế mới nổi theo 3 cách: đi lại bị hạn chế, doanh số xuất khẩu sụt giảm và nguồn đầu tư nước ngoài sa sút. Kể cả khi dịch được kiểm soát trong nửa sau năm nay, GDP của các nền kinh tế mới nổi cũng sẽ sụt giảm khoảng 6,6%.

Thống kê của Viện Tài chính Quốc tế (IIF) cho thấy từ tháng 1, các nhà đầu tư nước ngoài đã rút 100 tỷ USD ra khỏi trái phiếu và cổ phiếu của các nền kinh tế mới nổi.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đánh giá để vượt qua cuộc khủng hoảng Covid-19, các nền kinh tế mới nổi cần ít nhất 2.500 tỷ USD từ các nguồn nước ngoài hoặc dự trữ trong nước.

Nhà đầu tư Singapore, Thái Lan vẫn ‘xếp hàng’ vào Việt Nam

Tính đến 20/4, tổng vốn đăng ký và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đã đạt 12,33 tỷ USD, trong đó, Singapore và Thái Lan là 2 nhóm nhà đầu tư lớn nhất.

Việt Nam có thể trở thành 'công xưởng' sản xuất khẩu trang?

Theo chuyên gia và doanh nghiệp, việc sản xuất khẩu trang là cách giúp ngành dệt may duy trì sản xuất trong đại dịch, nhưng về dài hạn vẫn cần phát triển các mặt hàng truyền thống.

Hương Giang

Bạn có thể quan tâm