Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Duyệt đề án tái cơ cấu SCIC, mục tiêu lãi 6.700 tỷ mỗi năm

SCIC được định hướng sau năm 2025 sẽ trở thành tổ chức đầu tư tài chính có quy mô vốn chủ sở hữu hàng đầu tại Việt Nam.

Doanh nghiệp do SCIC nắm giữ 100% vốn điều lệ hiện tại chỉ còn Công ty TNHH MTV Đầu tư SCIC. Ảnh: SCIC.

Theo Đề án, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) tiếp tục duy trì là Công ty TNHH MTV do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, giai đoạn đến năm 2025.

Trong đó, doanh nghiệp do SCIC nắm giữ 100% vốn điều lệ như hiện tại (gồm 1 doanh nghiệp) là Công ty TNHH MTV Đầu tư SCIC.

7 doanh nghiệp do SCIC nắm giữ từ 65% vốn điều lệ trở lên bao gồm Công ty TNHH hai thành viên Đầu tư thương mại Tràng Tiền; Tổng công ty Dược Việt Nam - CTCP; CTCP Bệnh viện Giao thông vận tải; CTCP Cảng Quảng Bình; CTCP Cảng Thuận An (thực hiện thoái vốn sau khi được cấp có thẩm quyền chấp thuận); CTCP Phim Giải Phóng; Tổng công ty Sông Đà - CTCP.

Mục tiêu cơ cấu lại SCIC là để định hướng sau năm 2025, doanh nghiệp này sẽ trở thành tổ chức đầu tư tài chính có quy mô vốn chủ sở hữu hàng đầu tại Việt Nam.

Việc cơ cấu lại cũng để đảm bảo SCIC phát huy vai trò chủ đạo là doanh nghiệp đầu tư và kinh doanh vốn theo quy định; thực hiện đầu tư kinh doanh vốn vào doanh nghiệp, dự án theo cơ chế thị trường. Đồng thời, khai thác tốt các cơ hội đầu tư trong nước và từng bước vươn ra thị trường quốc tế.

Ngoài ra, giúp củng cố SCIC đảm bảo đủ các nguồn lực tài chính, quản trị để tập trung thực hiện nhiệm vụ đầu tư kinh doanh vốn, đầu tư và phát triển các dự án đầu tư có quy mô lớn, quan trọng; điều hành và định hướng phát triển các công ty con theo chiến lược phát triển.

Thời gian tới SCIC sẽ tập trung đầu tư vào các ngành, nghề chính theo nhiệm vụ được Chính phủ, Thủ tướng giao; tiếp nhận và thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu Nhà nước tại các doanh nghiệp theo quy định của Chính phủ; tiếp tục thực hiện sắp xếp, cổ phần hóa, bán vốn Nhà nước tại doanh nghiệp đã tiếp nhận theo quy định hiện hành.

Ngoài ra, doanh nghiệp cũng sẽ đầu tư và kinh doanh vốn vào các ngành, lĩnh vực, doanh nghiệp, dự án đem lại hiệu quả kinh tế theo quy định; cung cấp các dịch vụ tư vấn và đầu tư, tài chính, chuyển đổi, quản trị, mua bán, sáp nhập doanh nghiệp và các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp khác theo quy định.

Với kế hoạch này, Chính phủ giao cho SCIC loạt chỉ tiêu bình quân hàng năm như doanh thu đạt 9.400 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế đạt 6.700 tỷ đồng; tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu (ROE) đạt 10%; tỷ suất lợi nhuận/tổng tài sản (ROA) đạt 9,6%, nộp ngân sách Nhà nước đạt 5.400 tỷ đồng.

Tri Thức - Znews giới thiệu độc giả Tủ sách kiến thức kinh tế với đa dạng cuốn sách, câu chuyện trong lĩnh vực kinh doanh, kinh tế. Là nguồn tư liệu cho những người quan tâm và muốn nâng cao kiến thức trong lĩnh vực kinh tế. Những cuốn sách, câu chuyện trong Tủ sách không chỉ đơn thuần là những tác phẩm của tri thức mà còn chứa đựng bí quyết, kinh nghiệm quý báu từ các tác giả, nhà quản lý có uy tín và kinh nghiệm lâu năm trong ngành.

Đọc sách không chỉ giúp người đọc tiếp cận những kiến thức mới mà còn giúp mở rộng tầm nhìn và phát triển bản thân. Tủ sách kiến thức kinh tế mong muốn lan tỏa tri thức trong lĩnh vực kinh doanh, đồng thời phát triển văn hóa đọc cho người Việt.

SCIC đấu giá toàn bộ vốn tại công ty nắm loạt đất vàng sát Hồ Gươm

Sau phiên đấu giá bất thành cuối tháng 3, SCIC tiếp tục đem ra đấu giá toàn bộ hơn 6,7 triệu cổ phiếu VNB đang nắm giữ, tương đương 10% vốn tại CTCP Sách Việt Nam - Savina.

SCIC sắp thoái vốn FPT, Nhựa Tiền Phong, Agifish

Trong đợt 2 này, SCIC dự kiến thoái sạch vốn tại nhiều doanh nghiệp lớn trên sàn chứng khoán như FPT, NTP, AGF, SMA...

Cổ phần Sách Việt Nam ế ẩm

Do không có nhà đầu tư đăng ký mua cổ phần tính đến hết thời hạn đăng ký và đặt cọc, HNX thông báo không tổ chức phiên bán đấu giá lượng cổ phần của Savina do SCIC sở hữu.

Hồng Nhung

Bạn có thể quan tâm