Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Đường sách không chỉ có sách

Nằm ở trung tâm quận 1, đường sách TP.HCM - đường Nguyễn Văn Bình tuy có chiều dài khiêm tốn nhưng đã tạo nên một nét văn hóa riêng có của thành phố mang tên Bác.

Duong sach TP.HCM anh 1

Một hình ảnh rộn ràng tại Đường sách TP.HCM. Ảnh: Bá Ngọc.

Là đường sách nhưng hoạt động ở đây không đơn thuần chỉ là gian hàng, kệ gỗ, tủ kính trưng bày giới thiệu sách, vật phẩm văn hóa mà được thiết kế gồm nhiều khu vực chức năng như: Gian hàng sách, khu vực triển lãm và giao lưu, cà phê sách. Ngoài ra, còn có sân chơi cho thiếu nhi, khu trưng bày, trao đổi sách cũ, triển lãm sách, báo, tranh ảnh theo chủ đề từng tháng và các đợt tuyên truyền cao điểm.

Ông Lê Hoàng, Giám đốc Công ty TNHH Đường sách TP.HCM cho hay: “Đường sách còn rất trẻ nhưng đã tạo được điểm sáng văn hóa độc đáo giữa trung tâm thành phố. Đường sách cũng tiếp giáp nhiều di tích lịch sử, công trình văn hóa, kiến trúc đặc sắc như: Bưu điện TP.HCM, Di tích lịch sử Dinh Độc Lập (Hội trường Thống Nhất), nhà thờ Đức Bà... đã tạo nên sự liên kết trong thưởng thức, tìm hiểu văn hóa lịch sử của du khách. Một trong những hiệu quả của đường sách là không chỉ phát triển văn hóa đọc cho người dân thành phố mà còn thu hút du khách nội địa, quốc tế đến tham quan, chụp ảnh “check-in” và trải nghiệm”.

Những người quan tâm đến lịch sử còn cảm thấy yêu đường sách TP.HCM hơn bởi con đường này (đường Nguyễn Văn Bình) thuộc nhóm xưa nhất ở vùng đất Sài Gòn - Gia Định - Chợ Lớn - TP.HCM. Một con đường nhỏ nhưng giữ vai trò như một chứng nhân của lịch sử, chứng kiến nhiều thăng trầm, sự thay đổi, phát triển của thành phố.

Có lẽ vì vậy, không gian văn hóa sách của đường sách TP.HCM còn tạo dấu ấn bởi sự tiếp nối giữa truyền thống và hiện đại. Bạn đọc gần xa muốn tìm hiểu thể loại sách gì (từ sách cổ đến sách nói, sách điện tử) đều có thể tìm được khi đến đường sách thành phố. Có những cửa hàng sách cũ lâu đời đã và đang thu hút nhiều lượt khách quen bởi tại đây còn lưu giữ những cuốn sách gần như là phiên bản “độc nhất vô nhị” trên thị trường.

Bên cạnh đó, từ khi có đường sách, những câu chuyện lịch sử, văn hóa từ sách được kể lại, truyền tải đến mọi người không còn bị giới hạn bởi không gian, thời gian. Nếu như trước đây, một tác giả, đơn vị xuất bản muốn giới thiệu tác phẩm sẽ phải thuê sân khấu, hội trường thì ngày nay sẽ đến với đường sách thành phố với không gian hoàn toàn mở.

Các sự kiện, hoạt động văn hóa, giao lưu tác giả, tác phẩm, hội thi... đã góp phần tạo dựng nên diện mạo năng động, sôi nổi, đậm nét văn hóa, đưa công chúng đến gần hơn với đường sách. Đường sách TP.HCM hiện còn là một điểm đến tiêu biểu trong hành trình tour du lịch của du khách trong và ngoài nước khi đến tham quan thành phố.

Anh Trương Minh Tước Nguyên, Phó bí thư Thành đoàn TP.HCM, cho biết Thành đoàn phối hợp với đường sách thực hiện các hoạt động xây dựng tủ sách “Học tập và làm theo lời Bác”, phối hợp tổ chức các hoạt động về văn hóa đọc phù hợp với đối tượng thanh thiếu nhi, thực hiện cuộc vận động, bình chọn “10 tựa sách truyền cảm hứng cho giới trẻ” hàng năm. Cùng với đó tiếp tục tổ chức các chương trình truyền cảm hứng tích cực, sáng tạo dành cho tuổi trẻ, góp phần xây dựng các giá trị mẫu hình người thanh niên thành phố mang tên Bác.

Mô hình văn hóa đọc hiện đại của đường sách TP.HCM

Ý tưởng thành lập đường sách bắt nguồn từ truyền thống tôn vinh văn hóa đọc đã có từ trước đó của người dân cũng như lãnh đạo thành phố.

Doanh thu đường sách TP.HCM đạt 20,7 tỷ trong 6 tháng đầu năm 

Sơ kết 6 tháng đầu năm, tổng doanh thu đường sách tăng 32,7% so với cùng kỳ năm ngoái, riêng sách thiếu nhi tăng tới 115%.

https://www.qdnd.vn/van-hoa/doi-song/duong-sach-khong-chi-co-sach-710875

Bích Trâm / Quân đội nhân dân

Bạn có thể quan tâm