Đường đến trung tâm vũ trụ tối mật của Trung Quốc
Nick Robertson là phóng viên phương Tây duy nhất được mời dự lễ phóng tàu Thần Châu 10 mà Trung Quốc thực hiện vào ngày 12/6. Trong chuyến đi này, ông còn được vào Trung tâm vũ trụ Tửu Tuyền - một căn cứ không gian tối mật.
Điều đầu tiên đập vào mắt tôi trên các dọc đường Trung Quốc là những chiếc xe đạp. Tuy nhiên, những người nơi đây không đạp xe mà chỉ dắt. Trong suốt hành trình, tôi nghi ngại rằng liệu mình có được đưa đến đúng địa điểm cần đến là Trung tâm vũ trụ tối mật hay không.
Thần Châu 10 rời bệ phóng tại Trung tâm vũ trụ Tửu Tuyền. |
4 giờ đi ô tô từ Jiuquan, ở miền tây Trung Quốc, chúng tôi vượt qua nhiều cánh đồng đẹp như trong các tấm bưu thiếp, những hồ cá nằm dưới các đỉnh núi tuyết phủ trắng xóa, xuyên qua không ít cánh rừng xanh và cuối cùng dừng chân ở vùng sa mạc khô cằn Gobi.
Khi được thông báo tới nơi, chúng tôi liên tục được kiểm tra ngặt nghèo tại hàng loạt trạm kiểm soát an ninh quân đội, bị chụp ảnh bởi vô số camera khi đi dọc theo những đồi cát trắng nối tiếp nhau tưởng chừng không dứt. Không còn phải nghi ngờ rằng chúng tôi bị đến sai chỗ, song nơi đây cũng không khiến chúng tôi cảm thấy đúng là nơi cần đến. Nếu đây thực sự là tâm điểm cuộc đua không gian của Trung Quốc, tại sao nó lại yên bình đến vậy?
Xung quanh trung tâm này là những con phố có biển báo mời gọi làm đẹp móng tay, móng chân khiến nơi đây giống như một thị trấn nghỉ dưỡng. Những cửa hàng ăn uống bé xíu thu hút sự chú ý của chúng tôi bởi những ánh đèn neon nhấp nháy bắt mắt. Khách sạn nơi chúng tôi ở còn mới đến nỗi những người làm việc đang hối hả trồng những luống hoa đầu tiên và những tấm vải trắng che bụi còn phủ trên tấm thảm đỏ.
Đáng buồn là, tại nơi được coi là địa điểm cơ bản của các tên lửa vũ trụ, thang máy lại không hoạt động. Và cánh phóng viên chúng tôi đành vui vẻ leo bộ. Bạn sẽ cảm thấy nơi đây thật sự đáng yêu và thân thiện, cho đến khi bạn chạm trán với những người “quyền lực ở nơi đây” để bạn có thể cảm nhận được mục đích chính của nơi này.
Ở trong một trong những tòa nhà thấp - vốn rất dễ nhìn thấy ngay từ phía ngoài đường, phía sau rặng cây nhỏ, tôi gặp một người phụ nữ. Nói đúng ra là tôi nhìn thấy bà ấy, chứ không thực sự là gặp. Tại phòng họp báo đầy những nhà báo, bà ấy nói về công việc của mình.
Là Phó Giám đốc Trung tâm vũ trụ này, bà đang gánh các hy vọng của quốc gia lên đôi vai. Vì vậy, thật dễ hiểu khi tất cả mọi người trong phòng đều chăm chú lắng nghe từng lời từ người phụ nữ này.
Mọi câu hỏi đều xoay quanh kế hoạch phóng tàu Thần Châu 10 sắp diễn ra và người phụ nữ này đã trả lời hết sức chính xác, cụ thể và chi tiết. Tuy nhiên, đến khi tôi giơ tay để xin được đặt câu hỏi, bà ấy đã lờ đi. Tôi tự đặt một câu hỏi cho mình rằng việc phóng tàu Thần Châu 10 là một sự kiện của Trung Quốc, tại sao họ lại không muốn trả lời câu hỏi từ một phóng viên phương Tây duy nhất mà họ mời tới dự sự kiện này?
Trung Quốc đã đạt được những bước tiến lớn kể từ khi quốc gia này phóng tàu không gian đầu tiên vào vũ trụ cách đây 10 năm. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn chưa thể vượt qua Mỹ và Châu Âu - hiện đang cùng nhau quản lý một trạm không gian vũ trụ cố định luôn có người trên đó. Được biết, những nhà du hành Trung Quốc vận bộ đồ vũ trụ màu xanh dương mà tôi nhìn thấy sẽ bỏ ra 15 ngày để bay quanh Trái đất sau khi họ hạ cánh xuống trạm không gian không có người của họ.
Và thêm một phép so sánh, tàu Soyuz của Nga cán đích Trạm không gian vũ trụ chỉ 6 giờ đồng hồ sau khi được phóng lên, trong khi Trung Quốc phải mất đến 2 ngày. Người Trung Quốc hiện đang có mặt trong vũ trụ và chỉ có những người ở thị trấn Trung tâm vũ trụ Tửu Tuyền mới thực sự hiểu đầy đủ thành công của sự kiện lần này có ý nghĩa gì.
Theo Lao Động