Năm 2022, nguồn vốn dành cho đầu tư công của TP.HCM là 45.000 tỷ đồng. Nguồn vốn này tập trung đầu tư vào các dự án xây dựng hạ tầng và cải tạo môi trường. Trong bối cảnh TP.HCM đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, đốc thúc nhiều dự án quan trọng, đường Bến Nghé cũng được triển khai mở rộng gấp đôi trong năm nay.
Kế hoạch mở rộng đường Bến Nghé
Hiện tại, đường Bến Nghé thuộc cung huyết mạch bậc nhất Tân Thuận Đông, nối khu chế xuất Tân Thuận với đường Huỳnh Tấn Phát, quận 4 đến trung tâm quận 1. Kết hợp đề án di dời cảng Tân Thuận và Nguyễn Tất Thành, dự án cầu Thủ Thiêm 4, đường Bến Nghé được kỳ vọng trở thành tuyến giao thông hiện đại, quan trọng cho sự hình thành bộ mặt đô thị mới của khu vực. Ngoài ra, việc nâng cấp mặt đường và di dời tăng mỹ quan đô thị, góp phần đảm bảo an toàn cho các phương tiện lưu thông.
Đường Bến Nghé là một trong những cung huyết mạch tại phường Tân Thuận Đông, quận 7. |
Theo quy hoạch, khu vực đường Bến Nghé cũng quy tụ loạt công viên quy mô lớn và hiện đại, hình thành nhiều dự án tiện ích đón gió từ sông Sài Gòn. Chưa kể, nhiều tuyến đường kết nối trực tiếp cũng sớm hình thành như cung song song đường Bến Nghé, nối phía bắc cảng Tân Thuận, song song với đường Lưu Trọng Lư… Điều này hứa hẹn hình thành điểm đến sôi động ven sông Sài Gòn, thu hút dòng vốn đầu tư cho thị trường bất động sản tại đây.
Một số tuyến kết nối trực tiếp với đường Bến Nghé sẽ hình thành theo quy hoạch. |
“Khi cầu Bến Nghé hình thành, các chuyến container không còn di chuyển vào khu vực cảng Tân Thuận. Tuyến đường Bến Nghé được mở rộng gấp đôi và chỉnh trang, phát triển công viên ven sông lớn nhất khu nam. Nhờ đó, tuyến đường này trở thành một trong những cung ven sông đẹp nhất của TP.HCM”, Tiến sĩ Trần Nguyễn Minh Hải, chuyên gia địa ốc của ĐH Ngân hàng TP.HCM, khẳng định.
Khu vực phát triển mới ven sông Sài Gòn
Sông Sài Gòn chảy qua TP.HCM dài 80 km, hình thành nhiều thành lũy, chợ thị, khu dân cư… từ khoảng 300 năm trước. Trải qua nhiều thời kỳ, khu vực ven sông hội tụ nhiều dự án mang tính định hình mỹ quan cho thành phố như khu đô thị mới Thủ Thiêm hay tại quận 7, cảng Hiệp Phước…
Ôm trọn khúc sông yên bình, trong lành cùng tầm nhìn hướng mảng xanh Thủ Thiêm, khu vực ven sông quận 7 có nhiều lợi thế trở thành điểm cực phát triển mới của TP.HCM. Khu vực này thêm giá trị khi có hạ tầng phát triển và các công trình giao thông mới dần hình thành. Giai đoạn 2022-2023, dự án cầu Bến Nghé (cầu Thủ Thiêm 4) được khởi công, đánh thức tiềm năng của khu vực ven sông quận 7, hợp với trung tâm tài chính mới TP Thủ Đức để trở thành hành lang kinh tế - đô thị đáng sống. Cùng việc mở rộng đường Bến Nghé, hình thành nhiều dự án song hành, tiềm năng khu vực hứa hẹn mở rộng trong tương lai.
Bên cạnh lợi thế về vị trí, hạ tầng - giao thông, quỹ đất khan hiếm càng thúc đẩy bất động sản ven sông quận 7. Một trong những dự án hiếm hoi sở hữu khu đất hơn 10.000 m2 là Tập đoàn Gotec Land. Trên khu đất này, tập đoàn phát triển dự án Shizen Home gồm 2 tháp căn hộ cao cấp ven sông, với quy mô 500 căn. Gotec Land cho biết đầu tư hơn 100 tỷ đồng cho tổ hợp khoáng nóng, tiện ích chăm sóc sức khỏe chuẩn Nhật cho cư dân tương lai của Shizen Home. Dự án thu hút sự quan tâm lớn của thị trường khi vừa ra mắt.
Shizen Home hưởng lợi về hạ tầng, giao thông và vị trí đắc địa. |
Với kế hoạch nâng cấp hạ tầng, đầu tư tiện ích và các dự án bất động sản hiện đại, khu vực ven sông Sài Gòn tiếp tục đóng góp vào sự phát triển đô thị của TP.HCM. Trong đó, đường Bến Nghé ven sông được đánh giá sớm ghi danh vào nhóm khu vực điển hình cho sức sống sôi động của TP.HCM. Vùng đất khan hiếm của quận 7 hứa hẹn được nhà đầu tư săn đón trong bối cảnh nguồn cung bất động sản khan hiếm, giá nhà đất thiết lập mặt bằng giá mới.
Bình luận