Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Đường 400 tỷ đồng 'bất động'

Một dự án đường dài gần 1,4 km nhưng bất động suốt 4 năm vì công tác giải phóng mặt bằng khiến người dân sinh sống tại đây rơi vào tình trạng “đi không được, ở không xong”.

Khu vực đồi núi và những nhà dân nơi tuyến đường đi qua. Ảnh: Trương Định.

Dự án đường Ngô Mây nối dài được UBND tỉnh Bình Định phê duyệt năm 2019, với kinh phí gần 400 tỷ đồng, giao Ban Quản lý dự án giao thông tỉnh này làm chủ đầu tư.

Dự án đi qua 2 phường Ngô Mây và Quang Trung (thành phố Quy Nhơn), với điểm đầu tại ngã ba đường Hoàng Văn Thụ - Ngô Mây, điểm cuối giáp đường Điện Biên Phủ (thuộc Khu đô thị - Du lịch - Văn hóa - Thể thao hồ Phú Hòa), với chiều dài gần 1,4 km, bề rộng nền, mặt đường 33 m. Theo dự kiến, đến năm 2023 hoàn thành để đưa vào sử dụng, thế nhưng đến nay dự án này vẫn “nằm im bất động”.

Nhà xuống cấp nhưng không thể sửa chữa

Suốt 4 năm nay qua, nhiều hộ dân bị ảnh hưởng bởi dự án lo ngại vì cảnh nhà cửa xuống cấp, nứt nẻ nhưng lại không thể sửa chữa hay xây mới.

Bà Nguyễn Thị Thanh (48 tuổi, tổ 1B, KV12, phường Ngô Mây) cho hay gia đình của bà sinh sống ở đây từ năm 2003. Căn nhà có diện tích khoảng 40 m2, nhưng bị giải tỏa vì ảnh hưởng bởi dự án. Nhà và đất không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng có nộp thuế đất.

“Nhà cửa của tôi xuống cấp lâu nay, nhưng không thể sửa chữa được, giờ cũng không biết là đi hay là ở. Cũng mong muốn làm sao nếu tiếp tục cho ở đây thì để người dân sửa chữa lại, còn nếu giải tỏa đi thì bố trí tái định cư, hỗ trợ thỏa đáng để người dân đi”, bà Thanh nói đồng thời cho biết thêm, vừa rồi bà nghe báo giá hỗ trợ 241 triệu đồng, nhưng theo bà giá đó thì thấp quá, không đảm bảo cuộc sống.

duong Ngo May anh 1

Căn nhà bị xuống cấp nghiêm trọng của ông Võ Văn Hải (47 tuổi), nhưng không thể sửa chữa để ở. Ảnh: Trương Định.

Cũng có căn nhà ở khu vực nêu trên, được xây dựng từ năm 2003, nhưng mấy năm qua, hai vợ chồng ông Võ Văn Hải (47 tuổi) cùng 2 con phải đóng cửa đi thuê nhà khác để ở vì căn nhà của ông bị xuống cấp nghiêm trọng, nhưng không thể sửa chữa để ở.

Được biết, các hộ bị ảnh hưởng ở khu vực bị ảnh hưởng dự án phải giải tỏa đã được ngành chức năng đến đo đạc, kiểm kê. Tuy nhiên, theo người dân phản ánh về việc bồi thường, hỗ trợ chưa thoả đáng, và không biết khi nào dự án tiếp tục triển khai.

Vướng giải phóng mặt bằng

Lãnh đạo Ban Quản lý dự án giao thông tỉnh Bình Định cho biết dự án đường Ngô Mây nối dài được UBND tỉnh giao cho UBND thành phố Quy Nhơn thực hiện công tác giải phóng mặt bằng (GPMB). Hiện nay, vướng mắc lớn nhất của dự án này là công tác GPMB.

Theo Phó chủ tịch UBND TP Quy Nhơn Nguyễn Công Vịnh, quá trình thực hiện dự án có nhiều khó khăn vướng mắc liên quan đến công tác xác nhận nguồn gốc sử dụng đất và tài sản trên đất, về chính sách bồi thường áp dụng đối với dự án có nhiều bất cập so với tình hình thực tế, đặc biệt là khu tái định cư phục vụ dự án gặp nhiều khó khăn, vướng mắc nên chưa thể triển khai công tác đầu tư để thi công nên chưa thể triển khai cũng như phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với các hộ ảnh hưởng dự án.

Ông Vịnh cho biết dự án đường Ngô Mây nối dài ảnh hưởng khoảng 200 hộ dân. Đa số là các hộ dân nằm trên sườn, triền núi nên trong số đó chỉ có 11 hộ dân có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ), còn lại khoảng 189 hộ là tự ý lấn chiếm xây dựng nhà, sử dụng đất chưa được cấp số đỏ.

Cụ thể, địa bàn phường Ngô Mây có 99 trường hợp bị ảnh hưởng bởi dự án; tuy nhiên, trong đó có 82 trường hợp sử dụng đất có nguồn gốc đều là lấn, chiếm đất núi và đất mộ; tự ý chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất ở, các hộ dân chuyển nhượng viết tay.

Ông Vịnh cho rằng việc xác nhận nguồn gốc đất, thời điểm sử dụng đất của các hộ dân gặp nhiều khó khăn vì đa số các hộ dân sử dụng đất không có giấy tờ, chuyển nhượng nhiều lần bằng giấy viết tay.

Tuy nhiên, để đảm bảo công tác xác nhận nguồn gốc sử dụng đất đúng quy định, UBND phường Ngô Mây đã kiểm tra, xác minh, tổ chức lấy ý kiến khu dân cư về thời điểm bắt đầu sử dụng đất và thời điểm xây dựng nhà, đến nay đã xác nhận xong nguồn gốc sử dụng đất 99/99 trường hợp (82 hộ có nhà ở và 17 trường hợp đất nông nghiệp, đất trống) để làm cơ sở áp giá bồi thường, hỗ trợ theo đúng quy định của Luật Đất đai hiện hành.

Sách hay về TP.HCM

Chuyện kể từ Sài Gòn gồm 65 tản văn viết về những địa danh hoặc công trình kiến trúc của Sài Gòn mà phần lớn không còn nữa và những đồ vật hôm nay đã biến mất hoặc rất hiếm thấy.

Loanh quanh Sài Gòn là cuốn sách đọc nhẹ nhàng mà chứa đựng nhiều thông tin thú vị, độc giả được ngược dòng thời gian về với miền ký ức qua những câu chuyện độc đáo, có điểm nhấn riêng.

Hàng không, đường bộ quá tải

Còn gần 1 tháng nữa mới đến cao điểm nghỉ lễ 30/4 nhưng đặt vé, mua vé hàng không, đường sắt, đường bộ đã khó khăn. Nhiều chuyến bay từ Hà Nội gần như kín chỗ từ sớm.

https://tienphong.vn/duong-400-ty-dong-bat-dong-post1524300.tpo

Trương Định/Tiền Phong

Bạn có thể quan tâm