Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Dựng màn hình LED khổng lồ tri ân độc giả 'Attack on Titan'

Một màn hình LED dài 45 m đã được dựng lên ở bên trong nhà ga Shinjuku, Nhật Bản, nhằm tri ân người hâm mộ tác phẩm "Attack on Titan".

Màn hình khổng lồ này sẽ liên tục hiển thị những người khổng lồ nổi tiếng của bộ truyện. Ngoài Eren, bạn đọc còn nhận ra Smiling Titan, Beast Titan... cũng như nhiều nhân vật khác trong manga.

Đây được xem như là "lời cảm ơn" đối với những độc giả trung thành đã theo dõi bộ truyện tranh Attack on Titan (Đại chiến Titan, tác giả Isayama Hajime) trong suốt hơn một thập niên qua.

Bộ truyện được tác giả Isayama Hajime cho ra mắt lần đầu tiên vào tháng 9/2009 trên tạp chí Bessatsu Shounen của Kodansha. Tập cuối cùng của bộ manga này sẽ được phát hành tại Nhật Bản ngày 9/6.

Truyen tranh Attack on titan anh 1

Bức ảnh do Kodansha đăng tải cho thấy rất nhiều titan đang khóc vì biết ơn sự ủng hộ và cũng vì bộ truyện tranh đã kết thúc. Ảnh: Kodansha.

Tạp chí Bessatsu Shonen, nơi đăng tải nhiều kỳ của manga này, cũng đăng đoạn video ngắn về màn hình LED khổng lồ này trên tài khoản Twitter của họ. Tương tự, nhà xuất bản Kodansha cũng đăng các hình ảnh về chiến dịch đặc biệt kèm theo lời cảm ơn sự ủng hộ của người hâm mộ.

Bộ manga Attack on Titan đã bán được hơn 100 triệu bản trên toàn thế giới. Đây cũng là tác phẩm nằm trong số ít những bộ truyện tranh đạt được mức doanh số lớn như vậy bên cạnh những tên tuổi lớn khác như One Piece, Naruto, Doraemon...

Theo trang Animecorner, tập cuối của Attack on Titan ra mắt độc giả ngày 9/6 với hai phiên bản tiêu chuẩn và đặc biệt, chính thức khép lại hành trình kéo dài gần 12 năm của tác phẩm. Ngoài ra, ấn bản điện tử sẽ có sẵn trên các cửa hàng trực tuyến của Kodansha.

'Demon Slayer' và 'Promised Neverland' được đề cử cho giải Seiun

"Demon Slayer" và "Promised Neverland" là hai trong số sáu tác phẩm được đề cử giải thưởng Seiun lần thứ 52 ở hạng mục truyện tranh hay nhất.

Nguyên bản gây tranh cãi của 9 truyện cổ tích

Khác với những phiên bản hiện đại, hầu hết truyện cổ tích trước đây chứa yếu tố kinh dị, gây tranh cãi và được cho là không phù hợp trẻ em.

Hứa Mộc

Bạn có thể quan tâm