Chiều ngày 22/8 (nhằm ngày 16/7 âm lịch) những nhóm người giật đồ cúng cô hồn đã xuống đường gây náo loạn cả đường phố Sài Gòn.
Chiều ngày 22/8 (nhằm ngày 16/7 âm lịch) nhiều gia đình và công ty tại TP.HCM cúng cô hồn trong sự lo sợ, nhưng sợ cô hồn đã chết thì ít mà hoang mang với cô hồn sống thì nhiều.
Theo phong tục cúng cô hồn của người miền Nam thì tiền lẻ là một trong những vật phẩm cúng không thể thiếu. Kết thúc buổi cúng cô hồn, số tiền này được gia chủ quăng ra ngoài đường để bố thí, số tiền không đáng là bao nhưng cũng đủ để người dân tranh giành gây ra những màn xô đẩy, giẫm đạp lên nhau, thậm chí còn chửi bới, đánh lộn không thương tiếc.
Trên đường Nhiêu Tâm, quận 5, một lực lượng giật đồ cúng cô hồn hùng hậu nhiều lứa tuổi, quần đùi áo cụt, mình trần ngồi lỳ trước nhà gia chủ, mắt ai cũng nhìn chăm chú vào mâm cúng trong nhà. Cả đám bắt đầu hỗn chiến khi gia chủ bắt đầu quăng đồ cúng từ trên lầu xuống. Trong nháy mắt, số đồ cúng được hốt sạch không sót một món gì.
|
Một trung tâm thương mại tại quận 1 rước thầy chùa về làm lễ cúng. Lễ vật cúng cô hồn thường là mía, muối, gạo, trái cây, các loại bánh... |
|
Nhiều bảo vệ được huy động để bảo vệ mâm cúng đến phút cuối cùng. |
|
Trong khi đó, đội quân giật đồ cúng cô hồn bắt đầu nghía mâm cúng để lựa chọn những vật phẩm có giá trị để giành. |
|
Một địa điểm khác trên đường Nhiêu Tâm, quận 5, một "quân đoàn" giật thí đã bao vây một ngôi nhà, chủ nhà đành phải đóng cửa cúng cô hồn. |
|
Lượng người kéo về ngày một đông. |
|
Nhốn nháo khi chủ nhà bắt đầu quăng đồ cúng xuống. |
|
Cơn mưa tiền lẻ từ trên trời rơi xuống. |
|
Già trẻ, lớn bé đạp lên nhau giành tiền. |
|
Trong khi đó, dân giật thí chuyên nghiệp lại có một "đạo cụ" khá hiệu quả. |
|
Những chiếc lồng tự tạo để hứng đồ cúng. |
|
Ngồi đếm tiền cúng ngay giữa đường. |