Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Dùng biểu tượng cảm xúc thế nào cho đúng?

Sau hơn 20 năm phát triển, các biểu tượng cảm xúc dần trở thành một ngôn ngữ mới khi giao tiếp trên mạng. Ý nghĩa của chúng theo thời gian cũng thay đổi ít nhiều.

Ngày nay, những biểu tượng cảm xúc (emoji) đã trở nên thân thuộc với người dùng Internet. Nhiều người thậm chí còn xem nó như một dạng chữ tượng hình trong giao tiếp. Chúng ta sử dụng emoji để dễ dàng thể hiện cảm xúc hơn. Tuy nhiên, sử dụng không đúng cách có thể khiến cuộc trò chuyện trở nên khó xử.

Việc hiểu ý nghĩa của emoji sẽ giúp ta có được cách biểu đạt tốt nhất, tránh gây hiểu lầm. Trang web Emojipedia chính là công cụ hỗ trợ đắc lực để bạn tìm hiểu về cách sử dụng hơn 3.521 emoji.

Cach tim hieu y nghia emoji anh 1
Trang web Emojipedia là nơi tra cứu chính xác ý nghĩa của từng emoji.

Về cơ bản, Emojipedia như một bách khoa toàn thư về biểu tượng cảm xúc. Trang web này sắp xếp emoji thành tám danh mục tương tự Facebook Messenger. Chỉ cần nhấp vào một emoji, bạn có thể biết được ý nghĩa, lịch sử ra đời của nó. Người dùng còn có thể xem thiết kế của emoji trên mỗi hệ điều hành sẽ khác nhau thế nào.

Bộ emoji được cập nhật gần đây nhất là phiên bản 13.1 ra mắt vào tháng 10/2020. Theo CNET, tại phiên bản iOS 14.5 sắp ra mắt sẽ có 217 emoji được làm mới.

Bắt đầu từ biểu tượng mặt cười đơn giản xuất hiện vào những năm 1980, emoji dần bùng nổ thành trào lưu và phát triển với nhiều sắc thái, ý nghĩa khác nhau. Ví dụ, biểu tượng quả đào không thực sự nói đến một loại trái cây. Nó được dùng để ám chỉ mông của con người, hoặc trong một số ngữ cảnh còn thể hiện cho sự luận tội.

Cach tim hieu y nghia emoji anh 2

Sự phát triển của biểu tượng "cười ra nước mắt". Ảnh: Big Think.

Hiện tại, Unicode Standard là bên chịu trách nhiệm chính trong việc sáng tạo các emoji. Tuy nhiên, chúng ta hoàn toàn có thể đóng góp ý tưởng cho những thiết kế biểu tượng mới.

Vào ngày 17/6 hàng năm, Emojipedia sẽ tổ chức Giải thưởng Biểu tượng cảm xúc Thế giới để trao giải cho cha đẻ của những emoji phổ biến. Biểu tượng "cười ra nước mắt" là một trong 10 emoji được sử dụng nhiều nhất trong những năm 2014-2018.

Năm 2020, biểu tượng dành chiến thắng là nắm đấm da nâu (✊🏿) đại diện cho hàng chục cuộc biểu tình đòi công bằng chủng tộc và phong trào Black Lives Matter tại Mỹ. Xếp thứ 2 là biểu tượng vi khuẩn (🦠) dành cho đại dịch Covid-19.

Đối thủ lớn nhất của Facebook, Google bên trong Nhà Trắng

Việc Giáo sư Tim Wu được bổ nhiệm vào Hội đồng Kinh tế Quốc gia Mỹ cho thấy cách tiếp cận cứng rắn của chính quyền nước này với các hãng công nghệ lớn.

Ấn Độ đang mạnh tay chưa từng thấy với Facebook, WhatApps, Netflix

Chính phủ Ấn Độ đã thông qua một số dự luật xoay quanh các nền tảng trực tuyến. Điều này sẽ thay đổi cách tiếp cận thông tin của người dân.

Những biểu tượng meme nổi tiếng Internet một thời giờ ra sao?

Không chỉ tạo niềm vui cho thế giới Internet, biểu cảm của những nhân vật dưới đây cũng thay đổi chính cuộc đời họ.

Minh Luân

Theo CNET

Bạn có thể quan tâm