Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Dùng AI camera giám sát nhân viên là tội ác?

Kiểm soát hành vi nhân viên theo thời gian thực có thể giúp công ty hoạt động tốt hơn, nhưng điều này cũng bị cho là tăng áp lực lên người lao động.

Hàng chục chủ doanh nghiệp ở Anh đang sử dụng trí thông minh nhân tạo để giám sát hành vi của nhân viên tới từng phút, thu thập cả dữ liệu về việc gửi email, chỉnh sửa tệp và những cuộc hẹn gặp mặt cá nhân.

Theo The Guardian, hành động của 130.000 người ở Anh và nước ngoài đang được hệ thống Isaak theo dõi trong thời gian thực nhằm xếp hạng nhân viên. Thiết kế bởi công ty Status Today, Anh, Isaak là hệ thống điển hình cho xu hướng sử dụng thuật toán để quản lý con người.

Su dung AI de giam sat nhan vien anh 1
Sử dụng camera AI để giám sát nhân viên dần phổ biến trên toàn cầu. Ảnh: Avigilon.

Cụ thể, máy tính sẽ so sánh dữ liệu hoạt động với các đánh giá định tính của nhân viên, từ sơ yếu lý lịch đến hiệu suất hoạt động để nhà quản lý biết được chi tiết hành vi, hiệu quả làm việc.

Đến nay đã có 7 công ty sử dụng Isaak, gồm năm công ty luật, một công ty đào tạo có tên Smarter Not Harder và một cơ quan bất động sản ở London là JBrown.

Sáng tạo sẽ bị giết chết?

Theo Status Today, kiểm soát hành vi theo thời gian thực, vị trí của mỗi nhân viên trong mạng lưới tổ chức sẽ giúp công ty hoạt động tốt hơn. Song nhân viên lại không có quyền xem dữ liệu do nhà tuyển dụng nắm giữ.

Các chuyên gia cho rằng những hệ thống như Isaak làm gia tăng áp lực cho người lao động, buộc mọi người không nghỉ giải lao, hoặc dành thời gian để suy nghĩ sáng tạo sẽ không được ghi nhận vì trong "mắt" camera, bạn lúc này gần như không làm gì cả.

Ursula Huws, Giáo sư bộ môn Lao động và Toàn cầu hóa tại Đại học Hertfordshire cho rằng nhân viên sẽ thêm áp lực nếu cố gắng của họ được đo bằng AI.

Su dung AI de giam sat nhan vien anh 2
Con người sẽ bị AI coi là không làm việc nếu rời tay khỏi bàn phím trong năm phút. Ảnh: Pinterest.

Con người sẽ bị AI coi là không làm việc nếu rời tay khỏi bàn phím trong năm phút. Lúc đó họ có thể suy nghĩ nhưng lại không được ghi nhận. Điều này rất nguy hiểm với sự đổi mới và thích nghi kinh tế, vốn cần những người lao động sáng tạo.

Ursula cho rằng có những rủi ro đối với sức khỏe tâm lý nếu mọi người không cảm thấy thoải mái khi nghỉ ngơi, ví dụ như khi lướt mạng xã hội trong vài phút hoặc chơi một trò chơi. Một cuộc khảo sát từng cho thấy các nhân viên ở Anh có xu hướng trì hoãn công việc trung bình tới ba giờ mỗi ngày vì không quyết định được có nên xả stress hay không.

Tương lai của "nền kinh tế chính xác"

Theo The Guardian, Isaak đã thu thập dữ liệu hơn 1 tỷ hành động, với mục tiêu xác định các cá nhân chủ chốt trong mạng lưới nhân viên để phân bổ khối lượng công việc, trách nhiệm tốt hơn, cuối cùng là cải thiện môi trường làm việc chung.

Hệ thống là một phần những gì các chuyên gia gọi là “nền kinh tế chính xác”, trong đó ngày càng nhiều khía cạnh của cuộc sống sẽ được đo lường. Hiệp hội Nghệ thuật Anh (RSA) dự đoán trong 15 năm tới, phí bảo hiểm nhân thọ sẽ được thiết lập với dữ liệu sức khỏe từ thiết bị di động.

Nhân sự các ngành sẽ được theo dõi trong thời gian họ không làm việc. Khi nền kinh tế hợp tác lan rộng, người lao động sẽ được nhận công việc tốt khi các số liệu về hiệu suất và tinh thần được đánh giá cao.

Ngược lại, những người có điểm số thấp chỉ có thể làm những công việc nguy hiểm, đôi khi mang tính “tra tấn tinh thần” như kiểm duyệt nội dung trên mạng xã hội, RSA dự đoán.

Su dung AI de giam sat nhan vien anh 3
Kiểm soát nhân viên bằng AI là lợi bất cập hại? Ảnh: Theguardian.

Ankur Modi, Giám đốc điều hành Status Today cho biết hệ thống của ông dùng để phân tích tình trạng tổng thể của nhân viên, phát hiện vấn đề làm việc quá sức vào buổi tối và cuối tuần, chứ không chấm điểm họ.

Song ông thừa nhận có thể có nguy cơ hệ thống bị lạm dụng. Ông đồng ý rằng các công ty sẽ sử dụng hệ thống giám sát để tăng năng suất mà không tập trung vào phúc lợi.

“Nếu một nhân viên bán hàng có doanh số tốt nhưng làm việc quá sức, và một người kém hơn nhưng sức khỏe ổn định, khi đó sẽ có rắc rối nếu dựa vào máy móc. Cái bạn cần là một cuộc trò chuyện giữa người với người”, Modi nói.

Tuy nhiên, ông lập luận rằng hệ thống giám sát cũng có thể giúp các ông chủ loại bỏ sự thiên vị, phân biệt đối xử bằng cách hạn chế tính chủ quan khỏi các quyết định quản lý.

Sau tất cả, Ấn Độ là 'chiếc nôi mới' của iPhone, không phải VN

Foxconn đã lựa chọn thị trường tiềm năng nhất thế giới để sản xuất các mẫu iPhone 2019.





Đại Việt

Bạn có thể quan tâm