Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Đức khuyến nghị tiêm phối hợp các loại vaccine Covid-19

Đức trở thành quốc gia đưa ra khuyến nghị mạnh mẽ nhất về việc kết hợp một số loại vaccine Covid-19 khi tiêm chủng, CNN đưa tin.

Ủy ban Tiêm chủng (STIKO) Đức hôm 1/7 đã khuyến nghị những người đã tiêm liều vaccine AstraZeneca đầu tiên "nên tiêm loại vaccine mRNA trong liều thứ hai".

Dự trên kết quả nghiên cứu hiện tại, phản ứng miễn dịch tạo ra sau khi tiêm hai liều vaccine hỗn hợp là "vượt trội", báo cáo của STIKO nêu rõ.

Hai loại vaccine mRNA hiện được Cơ quan Dược phẩm châu Âu (EMA) đã phê duyệt là vaccine của Pfizer/BioNTech và Moderna.

ket hop vaccine Covid-19 anh 1

STIKO cho rằng việc phối hợp một số loại vaccine có thể mang đến hiệu quả miễn dịch cao hơn. Ảnh: Reuters.

Khuyến nghị của STIKO cũng không giới hạn các nhóm tuổi được tiêm.

Với tuyên bố trên, CNN cho biết Đức trở thành một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới kêu gọi tiêm kết hợp vaccine AstraZeneca liều thứ nhất và vaccine Pfizer/BioNTech hoặc Moderna cho liều thứ hai.

Vào tháng 6, đích thân Thủ tướng Đức Angela Markel cũng đã tiêm vaccine Moderna sau mũi AstraZeneca đầu tiên.

Ủy ban Cố vấn Tiêm chủng Quốc gia Canada hôm 17/6 cũng từng đưa khuyến nghị tương tự.

Trong khi đó, nghiên cứu của Đại học Oxford cho thấy việc tiêm lần lượt vaccine AstraZeneca và vaccine Pfizer/BioNTech hoặc Moderna, hay theo trình tự ngược lại, đều "tạo ra phản ứng miễn dịch mạnh mẽ chống lại Covid-19".

Ông Marco Cavaleri, đại diện EMA, cho biết hôm 1/7 rằng có "cơ sở khoa học vững chắc" dựa trên các nghiên cứu tại Tây Ban Nha và Đức về việc kết hợp các loại vaccine, đồng thời ông nói rằng "không có lo ngại" đối với độ an toàn sức khỏe.

Dù vậy, ông Cavaleri khẳng định trách nhiệm về cách thức tiêm chủng thuộc về "các cơ quan chuyên trách ở từng quốc gia thành viên" trong khối.

Khuyến cáo của chính phủ Đức đưa ra sau khi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo nguy cơ xảy ra làn sóng lây nhiễm mới ở châu Âu vào tháng 8.

WHO đánh giá thực tế trong bối cảnh một số quốc gia nới lỏng các hạn chế phòng dịch, khi tỷ lệ tiêm chủng còn thấp và biến thế Delta (lần đầu tiên xuất hiện tại Ấn Độ) đang lây lan.

Ông Hans Kluge, giám đốc WHO tại khu vực châu Âu, nhấn mạnh rằng hai liều vaccine có hiệu quả chống lại biến thể Delta. Nhưng ông cũng cho biết khoảng 63% người dân ở châu Âu vẫn chờ được tiêm liều vaccine đầu tiên.

"Nghiêm trọng hơn, một nửa số người lớn tuổi và 40% nhân viên y tế vẫn chưa được bảo vệ", ông Kluge nói.

"Với những con số trên, đại dịch chưa kết thúc. Sẽ rất sai lầm nếu bất kỳ ai tin vào điều đó, dù là người dân hay nhà hoạch định chính sách", ông Kluge khẳng định.

Israel có thể phải vứt hơn một triệu liều vaccine Pfizer vào thùng rác

Hơn một triệu liều vaccine Pfizer/BioNTech của Israel sắp hết hạn vào cuối tháng 7 có thể phải vứt bỏ sau khi thỏa thuận chuyển lô vaccine này cho Anh đã không thành công. 

Người đứng sau phép màu vaccine của Pfizer và Moderna

Tiến sĩ Katalin Kariko là người đặt nền móng vaccine công nghệ mRNA, giúp nhiều quốc gia dần lật ngược tình thế trong đại dịch Covid-19.

Kỳ Sơn

Bạn có thể quan tâm